Nghiên cứu sự mất ổn định vi vệ tinh trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng bằng phương pháp hóa mô miễn dịch

  • Đặng Thái Trà Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, mất ổn định vi vệ tinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm của tình trạng mất ổn định vi vệ tinh trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang 79 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng, được xác định tình trạng mất ổn định vi vệ tinh bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, tại Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2020 đến tháng 04/2022. Kết quả: 26,58% BN có mất ổn định vi vệ tinh, trong đó chủ yếu là mất bộc lộ đồng thời 2 dấu ấn hóa mô miễn dịch MLH1-PMS2 (61,19%) và MSH2-MSH6 (23,81%). Chỉ ghi nhận 2 BN mất bộc lộ với dấu ấn MSH6 và 1 bệnh nhân mất bộc lộ với dấu ấn PMS2. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tình trạng mất ổn định vi vệ tinh với các nhóm BN mang các đặc điểm nghiên cứu về vị trí, kích thước, phân nhóm mô bệnh học, hoặc độ mô học. Kết luận: Tình trạng mất ổn định vi vệ tinh có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá phân loại và điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng, đặc biệt là dưới nhóm ung thư biểu mô tuyến thông thường.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA and Jemal A (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
2. Richard GF, Kerrest A and Dujon B (2008) Comparative genomics and molecular dynamics of DNA repeats in eukaryotes. Microbiol Mol Biol Rev 72(4): 686-727.
3. Cunningham JM, Kim CY, Christensen ER, Tester DJ, Parc Y, Burgart LJ, Halling KC, McDonnell SK, Schaid DJ, Walsh Vockley C, Kubly V, Nelson H, Michels VV and Thibodeau SN (2001) The frequency of hereditary defective mismatch repair in a prospective series of unselected colorectal carcinomas. Am J Hum Genet 69(4): 780-90.
4. Nguyễn Văn Chủ (2019) Đánh giá sự mất ổn định vi vệ tinh trong ung thư đại trực tràng bằng hóa mô miễn dịch.
5. Williams DS, Mouradov D, Newman MR, Amini E, Nickless DK, Fang CG, Palmieri M, Sakthianandeswaren A, Li S, Ward RL, Hawkins NJ, Skinner I, Jones I, Gibbs P and Sieber OM (2020) Tumour infiltrating lymphocyte status is superior to histological grade, DNA mismatch repair and BRAF mutation for prognosis of colorectal adenocarcinomas with mucinous differentiation. Mod Pathol 33(7): 1420-1432.
6. Zwaenepoel K, Holmgaard Duelund J, De Winne K, Maes V, Weyn C, Lambin S, Dendooven R, Broeckx G, Steiniche T and Pauwels P (2020) Clinical Performance of the Idylla MSI Test for a Rapid Assessment of the DNA microsatellite status in human colorectal cancer. J Mol Diagn 22(3): 386-395.
7. Capper D, Voigt A, Bozukova G, Ahadova A, Kickingereder P, von Deimling A, von Knebel Doeberitz M and Kloor M (2013) BRAF V600E-specific immunohistochemistry for the exclusion of Lynch syndrome in MSI-H colorectal cancer. Int J Cancer 133(7): 1624-1630.
8. Ismael NE, El Sheikh SA, Talaat SM and Salem EM (2017) Mismatch Repair Proteins and Microsatellite Instability in Colorectal Carcinoma (MLH1, MSH2, MSH6 and PMS2): Histopathological and Immunohistochemical Study. Open Access Maced J Med Sci 5(1): 9-13.
9. Liang Y, Cai X, Zheng X and Yin H (2021) Analysis of the clinicopathological characteristics of Stage I-III colorectal cancer patients deficient in mismatch repair proteins. Onco Targets Ther 14: 2203-2212.
10. Seppala TT, Bohm JP, Friman M, Lahtinen L, Vayrynen VM, Liipo TK, Ristimaki AP, Kairaluoma MV, Kellokumpu IH, Kuopio TH and Mecklin JP (2015) Combination of microsatellite instability and BRAF mutation status for subtyping colorectal cancer. Br J Cancer 112(12): 1966-1975.
11. Kaur G, Masoud A, Raihan N et al (2011) Mismatch repair genes expression defects & association with clinicopathological characteristics in colorectal carcinoma. Indian J Med Res 134: 186-192.