Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của hội chứng đỏ da toàn thân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016-2020

  • Ngô Minh Vinh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lê Hoài Hương Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Phạm Văn Bắc Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Đỏ da toàn thân, nguyên nhân

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát lâm sàng và bệnh căn của bệnh nhân đỏ da toàn thân tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh và khuynh hướng thay đổi các bệnh căn theo thời gian, qua hồi cứu bệnh án từ năm 2016-năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án, lấy mẫu toàn bộ 412 bệnh nhân đỏ da toàn thân tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2016 đến 31/12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình 56,58 với tỉ lệ nam/nữ là 4,7/1. BMI trung bình 21,79 với tỉ lệ mắc tái phát là 75,2%. Đặc điểm lâm sàng nổi bật: Sốt 11,1%, ngứa nhiều 67,7%, đau nhiều 9,2%, mệt mỏi nhiều 2,4%, tróc vảy nhiều 83,0%, rỉ dịch 29,4%; Tổn thương móng 30,3%. Các bất thường về máu khác biệt có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị cải thiện và không cải thiện: Số lượng lympho, HCT, creatinin, SGOT, SGPT, albumin. Có 4 nhóm nguyên nhân gây đỏ da toàn thân: Bệnh da từ trước chiếm 88,35%; Do thuốc chiếm 8,98%, bệnh lý ung thư 1,21% và chưa rõ nguyên nhân chiếm 1,46%. Tỉ lệ phần trăm của đỏ da toàn thân do nguyên nhân bệnh da từ trước có xu hướng giảm dần. Trái lại, nguyên nhân do thuốc có xu hướng tăng dần qua từng năm gần đây. Kết luận: Nguyên nhân bệnh da từ trước có xu hướng giảm dần qua từng năm gần đây. Nguyên nhân do thuốc có xu hướng tăng dần qua từng năm gần đây.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Hào (2019) Đỏ da toàn thân. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu. Nhà xuất bản Y học, tr. 30-34.
2. Nguyễn Vũ Hoàng (2019) Nồng độ Vitamin D và Canxi trong huyết thanh và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân Đỏ da toàn thân tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp CK2 chuyên ngành Da Liễu. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Vũ Hoàng, Ngô Minh Vinh và Vũ Hồng Thái (2008) Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân, lâm sàng và cận lâm sàng của ĐDTT. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật da liễu, kỳ 3, tr. 35-47.
4. Phạm Quốc Thảo Trang (2019) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong đỏ da toàn thân. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 23, số 1, 2019.
5. Phạm Văn Hiển (2009) Bệnh da có vảy. Da liễu học. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 57-62.
6. Võ Thị Như Huê (2007) Nghiên cứu về bệnh đỏ da toàn thân gặp tại Bệnh viện Da Liễu từ năm 1999-2004. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật da liễu, 1, tr. 6-19.
7. Li J, Zheng HY (2012) Erythroderma: A clinical and prognostic study. Dermatology 225: 154.
8. Morar N, Dlova N, Gupta AK, Naidoo DK, Aboobaker J, Ramdial PK (1999) Erythroderma: A comparison between HIV positive and negative patients. Int J Dermatol 38(12): 895-900.
9. Pal S, Haroon TS (1998) Erythroderma: A clinico-etiologic study of 90 cases. Int J Dermatol 37(2): 104-107.
10. Yuan XY, Guo JY, Dang YP, Qiao L, Liu W (2010) Erythroderma: A clinical-etiological study of 82 cases. Eur J Dermatol 20(3): 373-377.