Hiệu quả điều trị của spironolactone trên mụn trứng cá thông thường ở phụ nữ trưởng thành tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Main Article Content
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị, tác dụng không mong muốn, các yếu tố liên quan đến hiệu quả của spironolactone trong điều trị mụn trứng cá thông thường ở phụ nữ trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 19 bệnh nhân trứng cá nữ trưởng thành từ tháng 05/2021 đến tháng 11/2021 tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Nhóm được điều trị có điểm GAGS giảm có ý nghĩa thống kê ở tuần 4, tuần 8 và tuần 12 (p<0,05). Rối loạn kinh nguyệt (10,6%), đau vú (5,3%), khó chịu (5,3%) là các tác dụng phụ không thường gặp. Nhóm bệnh nhân có rối loạn kinh nguyệt cải thiện điểm GAGS (24,25 ± 7,96) sau 12 tuần điều trị cao hơn điểm GAGS (15,82 ± 7,51) của nhóm không có rối loạn này (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thang điểm GAGS và các yếu tố cường androgen (hói đầu kiểu nam giới, rậm lông, da dầu) ở nhóm nghiên cứu (p>0,05). Kết luận: Spironolactone có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá thông thường cho phụ nữ trưởng thành, đặc biệt với các đối tượng có tiền căn rối loạn kinh nguyệt.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Kim Hiệu (2006) Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Luận văn tốt nghiệp y khoa, Đại học Y Dược TP. HCM.
2. Trần Văn Thảo (2014) Hiệu quả điều trị hỗ trợ của Papulex trong bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Võ Nguyễn Thuý Anh, Nguyễn Tất Thắng và Hoàng Văn Minh (2009) Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 13(2009), tr. 339-346.
4. Basu P, Elman SA, Abudu B et al (2021) High-dose spironolactone for acne in patients with polycystic ovarian syndrome: A single-institution retrospective study. Journal of the American Academy of Dermatology (3): 740-741.
5. Brown J, Farquhar C, Lee O et al (2009) Spironolactone versus placebo or in combination with steroids for hirsutism and/or acne. Cochrane Database Syst Rev 15(2): CD000194.
6. Goulden V, Clark SM, Cunliffe WJ (1997) Post-adolescent acne: A review of clinical features. Br J Dermatol 136(1): 66-70.
7. Plovanich M, Weng QY, Mostaghimi A (2015) Low usefulness of potassium monitoring among healthy young women taking spironolactone for acne. JAMA Dermatol 151(9): 941-944.
8. Thiede RM, Rastogi S, Nardone B et al (2019) Hyperkalemia in women with acne exposed to oral spironolactone: A retrospective study from the RADAR (Research on Adverse Drug Events and Reports) program. Int J Womens Dermatol (3): 155-157.
9. Yemisci A, Gorgulu A, Piskin S (2005) Effects and side-effects of spironolactone therapy in women with acne. J Eur Acad Dermatol Venereol 19(2): 163-166.