Hiệu quả bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào buồng tử cung ở người bệnh chuyển phôi thất bại liên tiếp

  • Đặng Tuấn Anh Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
  • Lê Đức Thắng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Cao Tuấn Anh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Phan Ngọc Quý Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Nguyễn Huy Hoàng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Bùi Thị Len Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Bùi Thị Hạnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Trần Thu Thuỷ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Nguyễn Phúc Hiếu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Nguyễn Thị Thu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Doãn Thị Tám Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Lê Hoàng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Main Article Content

Keywords

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), chuyển phôi đông lạnh (FET), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thất bại làm tổ liên tiếp (RIF).

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tỉ lệ có thai trên người bệnh có tiền sử chuyển phôi thất bại hai lần liên tiếp (RIF) giữa nhóm bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) trước khi chuyển phôi và nhóm không bơm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 414 người bệnh RIF, đến khám và điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ năm 2020 đến 2022. Kết quả: Có 55 người bệnh nhóm PRP và 359 người bệnh không bơm PRP, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, chỉ số khối cơ thể, nguyên nhân vô sinh, tiền sử mổ đẻ, tiền sử mổ nội soi vô sinh ở hai nhóm. Tỉ lệ có thai là 49,0% ở nhóm bơm PRP, 49,6% ở nhóm không bơm PRP (p=0,97) khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, các kết cục khác giữa nhóm PRP và nhóm chứng lần lượt là tỉ lệ thai sinh hoá (7,0% và 7,8% với p=0,93), tỉ lệ thai lâm sàng (42,0% và 41,8% với p=0,94), tỉ lệ hỏng thai (7,0% và 6,7% với p=0,85), tỉ lệ thai diễn tiến (35% và 35,1% với p=0,99), tỉ lệ phôi làm tổ (42,0% và 30,1% với p=0,21) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên ở người bệnh có tiền sử chuyển phôi thất bại liên tiếp từ 3 lần trở lên, nhóm PRP có tỉ lệ làm tổ (41,5% so với 30%, p=0,001) và tỉ lệ có thai diễn tiến (34,1% so với 31,2%, p=0,79) cao hơn so với nhóm chứng. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có thai sau chuyển phôi giữa nhóm người bệnh RIF có độ dày nội mạc tử cung lớn hơn 9mm được bơm PRP và nhóm chứng. PRP nên được cân nhắc ở các bệnh nhân RIF có tiền sử chuyển phôi thất bại liên tiếp từ ba lần trở lên do nhóm PRP có tỉ lệ thai làm tổ cao hơn nhóm chứng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Craciunas L, Gallos I, Chu J et al (2019) Conventional and modern markers of endometrial receptivity: A systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update 25(2): 202-223.
2. Shaulov T, Sierra S, Sylvestre C (2020) Recurrent implantation failure in IVF: A canadian fertility and andrology society clinical practice guideline. Reprod Biomed Online 41(5): 819-833.
3. Lin Y, Qi J, and Sun Y (2021) Platelet-rich plasma as a potential new strategy in the endometrium treatment in assisted reproductive technology. Front Endocrinol (Lausanne) 12: 1342.
4. Kelly MFB (2018) Platelet-rich plasma (PRP) - OrthoInfo - AAOS.
5. Zamaniyan M, Peyvandi S, Heidaryan Gorji H et al (2020) Effect of platelet-rich plasma on pregnancy outcomes in infertile women with recurrent implantation failure: A randomized controlled trial. https://doi.org/101080/0951359020201756247, 37(2): 141-145.
6. Tehraninejad ES, Kashani NG, Hosseini A et al (2021) Autologous platelet-rich plasma infusion does not improve pregnancy outcomes in frozen embryo transfer cycles in women with history of repeated implantation failure without thin endometrium. J Obstet Gynaecol Res 47(1): 147-151.
7. Xu Y, Hao C, Fang J et al (2022) Intrauterine perfusion of autologous platelet-rich plasma before frozen-thawed embryo transfer improves the clinical pregnancy rate of women with recurrent implantation failure. Front Med, 9.
8. Bakhsh AS, Maleki N, Sadeghi MR et al (2022) Effects of Autologous Platelet-Rich Plasma in women with repeated implantation failure undergoing assisted reproduction. JBRA Assist Reprod 26(1): 84.
9. Ershadi S, Noori N, Dashipoor A et al (2022) Evaluation of the effect of intrauterine injection of platelet-rich plasma on the pregnancy rate of patients with a history of implantation failure in the in vitro fertilization cycle. J Fam Med Prim Care 11(5): 2162.
10. Nazari L, Salehpour S, Hosseini S et al (2022) Effect of autologous platelet-rich plasma for treatment of recurrent pregnancy loss: A randomized controlled trial. Obstet Gynecol Sci 65(3): 266-272.