Đánh giá hiệu quả chăm sóc răng miệng sau khi được hướng dẫn ở bệnh nhân mang hàm giả tháo lắp từng phần tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hàm giả tháo lắp từng phần, nhựa tự cứng, nhựa dẻo biosoft, mất răng

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân khi mang hàm tháo lắp từng phần và đánh giá kết quả hướng dẫn mang hàm tháo lắp từng phần theo phiếu hướng dẫn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 50 bệnh nhân điều trị mất răng lẻ tẻ bằng hàm giả tháo lắp nhựa cứng hoặc dẻo từng phần từ ngày 01/04/2021 đến ngày 01/06/2022. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân trên 60 tuổi. Sự khác biệt khi chọn vật liệu phụ thuộc chức năng là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chức năng ăn nhai có xu hướng tốt lên. Sau 4 và 8 tuần, tình trạng lung lay răng mang móc và tình trạng viêm lợi được cải thiện rõ rệt khi so sánh với tuần 1. Ở hàm nhựa cứng, mức độ hài lòng tăng lên đáng kể theo thời gian, ngược lại, hàm nhựa dẻo có sự hài lòng cao ở ngay những tuần đầu và kéo dài. Hiệu quả của tờ hướng dẫn sử dụng là tuyệt đối 100%. Kết luận: Sự hài lòng của bệnh nhân khi được điều trị hàm tháo lắp từng phần tại Khoa Răng-Bệnh viện TWQĐ 108 đạt mức độ không cao ở những tuần đầu nhưng tăng dần theo thời gian và đạt mức 98% tốt ở thời điểm cuối cùng khảo sát. Phiếu hướng dẫn sử dụng và vệ sinh hàm giả do chúng tôi biên soạn có hiệu quả cao khi bệnh nhân thực hiện theo đúng và thường xuyên, từ đó giúp hạn chế và cải thiện các nhược điểm khi mang hàm tháo lắp như viêm loét do tì đè, lung lay răng mang móc…

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đào Thị Dung (2016) Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 109.
2. Trương Mạnh Dũng (2007) Tình trạng mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành (số 1), tr 4-5.
3. Nguyễn Phú Hòa (2014) Nghiên cứu làm hàm giả tháo lắp toàn bộ có sử dụng kỹ thuật lấy dấu sơ khởi đệm và lấy dấu vành khít. Luận văn nghiên cứu sinh, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 95.
4. Lê Văn Hợi (2012) Báo cáo Thực trạng, nhu cầu và chi phí chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại một vùng nông thôn ở Việt Nam. Trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Mạnh Minh (2007) Đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình cố định ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2006-2007. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 1-3.
6. Hồng Xuân Trọng (2014) Bốn tình trạng mất răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị mất răng ở một số cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí minh năm 2013. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của Số 1 năm 2014.
7. Trần Văn Trường (2002) Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12.