Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng sarcopenia và kết cục bất lợi ở người cao tuổi

  • Huỳnh Trung Quốc Hiếu Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Sarcopenia, kết cục bất lợi, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa tình trạng sarcopenia (chẩn đoán theo AWGS 2019) với một số kết cục bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi sinh sống trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh sau 6 tháng theo dõi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên hai nhóm đối tượng nghiên cứu (584 người cao tuổi ≥ 60 tuổi), có và không có sarcopenia và ghi nhận kết cục bất lợi sau 6 tháng (tử vong, nhập viện, té ngã). Thời gian từ tháng 10/2020-06/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69,57 ± 7,25 tuổi; 29,97% nam giới. Tỷ lệ sarcopenia nặng, sarcopenia và không sarcopenia lần lượt: 4,97%, 48,63%, 46,40%. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần đánh giá sarcopenia theo AWGS 2019: Giảm khối lượng cơ 55,65%, giảm sức mạnh cơ 61,82%, giảm hoạt động thể chất 17,98%. Người cao tuổi có sarcopenia có nguy cơ xuất hiện các kết cục bất lợi (tử vong, nhập viện, té ngã) gấp 1,77 lần so với người cao tuổi không có sarcopenia (p<0,001; KTC 95%: 1,31-2,39). Đồng thời giảm hoạt động thể chất thông qua test đi bộ 6m là yếu tố có liên quan đến nguy cơ mắc kết cục bất lợi ở người cao tuổi (RR = 1,40, KTC 95%: 1,02-1,92, p=0,036), giảm khối lượng cơ (đo bằng phương pháp BIA), cũng có liên quan đến các kết cục bất lợi ở người cao tuổi (RR = 1,78, KTC 95%: 1,31-2,43, p<0,001). Kết luận: Sarcopenia có liên quan với nguy cơ cao mắc các kết cục bất lợi chung về sức khỏe (tử vong, nhập viện, té ngã) ở người cao tuổi sống trong cộng đồng, đồng thời giảm hoạt động thể chất (tets đi bộ 6m < 1m/s), giảm khối lượng cơ (đo bằng phương pháp BIA) cũng có liên quan đến gia tăng nguy cơ xuất hiện các kết cục bất lợi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Trung Anh, Phạm Thắng, Vũ Thị Thanh Huyền (2020) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sarcopenia ở người bệnh cao tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 6, tr. 112-118.
2. Beaudart C, Zaaria M, Pasleau F, Reginster JY, Bruyère O (2017) Health outcomes of sarcopenia: A systematic review and meta-analysis. PloS one 12(1): 0169548.
3. Chen LK, Woo J, Assantachai P et al (2020) Asian working group for sarcopenia: 2019 consensus update on sarcopenia diagnosis and treatment. J Am Med Dir Assoc 21(3): 300-307.
4. Cesari M, Kritchevsky SB, Penninx BWHJ et al (2005) Pronostic value of usual gait speed in well-functioning older people. Results from the Health, aging and body composition study. J Am Geriatr Soc 53: 1675-1680.
5. Giang LT, Nguyen NT et al (2020) Social support effect on health of older people in Vietnam: Evidence from a national aging survey. Ageing International 45(4): 344-360
6. Morley JE (2012) Sarcopenia in the elderly. Fam Pract 29(1): 44-48.
7. Nguyen TN, Nguyen TN, Nguyen AT et al (2020) Prevalence of sarcopenia and its associated factors in patients attending geriatric clinics in Vietnam: A cross-sectional study. BMJ open 10(9): 037630.
8. Nguyen AT, Nguyen HTT, Nguyen HTT et al (2022) Walking speed assessed by 4-meter walk test in the community-dwelling oldest old population in Vietnam. International journal of environmental research and public health 19(16): 9788.
9. Lam FM, Su Y, Lu ZH, Yu R, Leung JC, & Kwok TC (2020) Cumulative and incremental value of sarcopenia components on predicting adverse outcomes. Journal of the American Medical Directors Association 21(10): 1481-1489.