Tình trạng nhiễm JCV của bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2022

  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép thận, JCV trong máu, JCV trong nước tiểu

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo tình trạng nhiễm JCV của bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 94/114 bệnh nhân ghép thận lần đầu tiên tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ 3/2018 đến 6/2022. Bệnh nhân được theo dõi định kỳ 3 tháng 1 lần trong năm đầu tiên sau ghép (T1, T3, T6, T9, T12) và 6 tháng 1 lần trong các năm tiếp theo (T18, T24, T30, T36, T42, T48, T60). Kết quả: Bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm cho kết quả dương tính với JCV chiếm 62 (66,0%) số lượng bệnh nhân, trong đó có 16% bệnh nhân nhiễm JCV ở T1, 16% ở T3, 11,7% ở T9, 21,2% ở T12, 22 (23,4%) ở T18, 23,4% ở T24, 22,3% ở T30, 16% ở T36, 14,9% ở T42, 8,5% ở T48, 4,2% ở T54, 1,06% ở T60. Nhiễm JCV ở tháng thứ 6 (T6) sau ghép chiếm 30,8%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở các giai đoạn khác (p<0,05). Tỷ lệ nhiễm JCV trong mẫu máu chiếm 27/663 (4,2%), thấp hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh với 229/663 (34,5%) mẫu nước tiểu dương tính với JCV. Trong đó có 29 (30,8%) bệnh nhân nhiễm 2 loại virus BK và JC (chủng virus Polyomavirus) đồng thời, và 40 (42,5%) bệnh nhân đã nhiễm 2 loại virus BK và JC không cùng thời điểm. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm JCV chiếm tỷ lệ cao nhất ở tháng thứ 6 sau ghép và giảm dần theo thời gian ở các giai đoạn sau ghép ổn định. Tỷ lệ nhiễm JCV trong nước tiểu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trong mẫu máu. Việc theo dõi tình trạng nhiễm JC virus sau ghép là việc làm cần được thực hiện thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình điều trị sau ghép thận.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Safaei F et al (2021) Viruria of Human BK virus and john cunningham virus among renal transplant recipients and healthy control in Southeast of Caspian Sea. Intervirology 64(3): 111-118.
2. Vanichanan J et al (2018) Common viral infections in kidney transplant recipients. Kidney Res Clin Pract 37(4): 323-337.
3. Chadban SJ et al (2020) KDIGO clinical practice guideline on the evaluation and management of candidates for kidney transplantation. Transplantation 104(4-1-1): 11-103.
4. Hasannia T et al (2016) Active CMV and EBV infections in renal transplant recipients with unexplained fever and elevated serum creatinine. Ren Fail 38(9): 1418-1424.
5. Nguyen Thi Thuy, Ha Phan Hai An et al (2021) JCV infection affter kidney transplantation: A case report at Viet - Duc Hospital, Hue University of Medicine and Pharmacy. Journal of medicine and pharmacy: 105-108.
6. Jalanko H (2019) Congenital nephrotic syndrome. Pediatr Nephrol 24(11): 2121-2128. doi:10.1007/ s00467-007-0633-9.
7. Taheri S, Kafilzadeh F, Shafa M, Yaran M, Mortazavi M, Seirafian S et al (2011) Comparison of polyomavirus (BK virus and JCVes) viru- ria in renal transplant recipients with and without kidney dysfunction. J Res Med Sci 16(7): 916-922.
8. Atyabi SR, Bouzari M (2015) Frequency of JCV in rheumatoid arthritis patients in Isfahan, Iran.
9. Delbue S, Ferraresso M, Ghio L et al (2013) A review on JCV infection in kidney transplant recipients. Clinical & developmental immunology 926391.
10. Kamminga S et al (2021) JC and Human polyomavirus 9 after kidney transplantation: An exploratory serological cohort study. J Clin Virol 143: 104944.
11. Kusne S et al (2012) Polyomavirus JC urinary shedding in kidney and liver transplant recipients associated with reduced creatinine clearance. J Infect Dis 206(6): 875-880.