Nghiên cứu chế biến dung dịch cao năng lượng nuôi ăn cho bệnh nhân qua ống thông dạ dày tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108

  • Đào Thị Hảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Phú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

nuôi ăn qua ống thông dạ dày, Dung dịch cao năng lượng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu chế biến dung dịch cao năng lượng nuôi ăn bệnh nhân qua ống thông dạ dày và đánh giá các tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chí: Giá trị dinh dưỡng, hóa lý, vi sinh vật của dung dịch cao năng lượng so với sản phẩm Nutrison. Đối tượng và phương pháp: Phân tích, mô tả trên các mẫu thực phẩm có sẵn theo mùa, các thành phần của công thức dung dịch được tính theo bảng tính Excel dựa trên bảng thành phần hóa học thực phẩm Việt Nam năm 2007, kiểm nghiệm dung dịch thực tế về các chất dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Kết quả: Công thức dung dịch nuôi ăn cao năng lượng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bao gồm: Gạo tẻ 120g, đậu xanh 50g, trứng gà 100g, rau xanh 100g, bột dinh dưỡng 50g, dầu ăn 6g, sữa bột 76g với tổng mức năng lượng đạt được 1020 Kcal, với đậm độ năng lượng là 1,02kcal/ml dung dịch, tỷ lệ các chất sinh năng lượng là P:L:G = 18:29:53. Kết luận: Dung dịch cao năng lượng nuôi ăn qua ống thông đảm bảo yêu cầu về mức năng lượng, giá trị dinh dưỡng, chỉ số hóa lý và vi sinh vật, an toàn vệ sinh thực phẩm so với dung dịch Nutrison, khuyến nghị Viện Dinh dưỡng và Bộ Y tế.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2007) Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2011) Dinh dưỡng bệnh lý. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
4. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2007) Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 3-10. 93-101.
5. Albert Westergren (2009) Malnutrition prevalence and precision in nutritional care differed inrelation to hospital volume-a cross-sectional survey. Nutrition Journal 8: 20.
6. Banks M (2007) Prevalence of malutrition in adults in Queensland public hospitals and residential aged care facilities. Nutrition & Dietetics 64: 172-178.
7. Critical care programme (2012) Nutrition support guideline 2012 (Adults). Intensive Care Society of Ireland.
8. Iso-22935-3 IDF 99-3 (2009) Milk and milk products. International standard.
9. Marilyn SE (2010) Nutrition and preventive Medicine Handbook. The Albert Einstein College of Medicine of Yeshiva University.
10. Mary Ellen Druyan (2012) Clinical Guidelines For the Use of Parenteral and Enteral Nutrition in Adult and Pediatric Patients: Applying the GRADE system to development of A.S.P.E.N. clinical guidelines. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition 36(1): 77.