Kết quả bước đầu hóa xạ trị đồng thời phác đồ EP bệnh ung thư cổ tử cung thể thần kinh nội tiết tại Bệnh viện K
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ đáp ứng với hóa xạ trị đồng thời ung thư cổ tử cung thể mô bệnh học thần kinh nội tiết tại Bệnh viện K từ năm 2018 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, lựa chọn các bệnh nhân ung thư cổ tử cung thể thần kinh nội tiết giai đoạn IB-IIIC, tại Bệnh viện K, từ năm 2018-2020, được điều trị hóa xạ trị đồng thời triệt căn sử dụng phác đồ cisplatin-etoposid (EP). Kết quả: 40 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 45,8, phân nhóm tế bào nhỏ chiếm lớn nhất (80%), tỷ lệ giai đoạn FIGO I, II, III lần lượt là 17,5%; 35% và 47,5%. 30/40 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (75%), 4/40 bệnh nhân đáp ứng 1 phần (10%) và 6/40 bệnh tiến triển (15%). Kết luận: Ung thư cổ tử cung thể thần kinh nội tiết là thể bệnh hiếm gặp, tiên lượng xấu do tỷ lệ mắc ở giai đoạn muộn cao. Phác đồ hóa xạ trị đồng thời sử dụng EP có hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân này, tuy nhiên cần thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá thời gian sống thêm.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. SEER data for 2003-2007. http://seer.cancer.gov 2010 [cited accessed 02 November 2010.
3. Virarkar M et al (2022) Neuroendocrine neoplasms of the gynecologic tract. Cancers (Basel) 14(7).
4. https://www.nccn.org/professionals/physician_ gls/pdf/cervical.pdf.
5. Nguyễn Trọng Diệp (2018) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư cổ tử cung thể TKNT giai đoạn IB1-IIA1 tại Bệnh viện K.
6. Boruta DM et al (2001) Multimodality therapy in early-stage neuroendocrine carcinoma of the uterine cervix. Gynecol Oncol 81(1): 82-87.
7. Sodsanrat K, Saeaib N, and Liabsuetrakul T (2015) Comparison of clinical manifestations and survival outcomes between neuroendocrine tumor and squamous cell carcinoma of the uterine cervix: Results from a Tertiary Center in Southern Thailand. J Med Assoc Thai 98(8): 725-733.
8. Viswanathan AN et al (2004) Small cell neuroendocrine carcinoma of the cervix: Outcome and patterns of recurrence. Gynecol Oncol 93(1): 27-33.
9. Tempfer CB et al (2018) Neuroendocrine carcinoma of the cervix: A systematic review of the literature. BMC Cancer 18(1): 530.
10. Rahakbauw E and Winarto H (2018) Radiotherapy response and related clinicopathological factors of patients with cervical cancer. Journal of Physics: Conference Series 1073: 032040.
11. Bese NS, Hendry J, and Jeremic B (2007) Effects of prolongation of overall treatment time due to unplanned interruptions during radiotherapy of different tumor sites and practical methods for compensation. Int J Radiat Oncol Biol Phys 68(3): 654-661.
12. Abdallah R, Bush SH, Chon HS, Apte SM, Wenham RM, and Shahzad MM (2016) Therapeutic Dilemma: Prognostic factors and outcome for neuroendocrine tumors of the cervix. (in eng), Int J Gynecol Cancer 26(3): 553-560.