Đánh giá tình trạng bội nhiễm vi khuẩn và mức độ đề kháng kháng sinh ở người bệnh thở máy tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Dã chiến số 13

  • Lê Thị Thu Huyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Phan Thùy Chi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bùi Thi Hạnh Bệnh viện Việt Đức
  • Lưu Quang Thùy Bệnh viện Việt Đức

Main Article Content

Keywords

COVID-19, thở máy, bội nhiễm, vi khuẩn, kháng kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ bội nhiễm vi khuẩn ở bệnh nhân thở máy do COVID-19 và tình trạng kháng kháng sinh ở các chủng vi khuẩn phân lập được tại Trung tâm Hồi sức tích cực Dã chiến số 13 trong làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Thống kê trên các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại Trung tâm Hồi sức tích cực Dã chiến số 13 trong làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 8 – tháng 10 năm 2021). Kết quả: 90,16% bệnh nhân bội nhiễm với các vi khuẩn Gram âm, trong đó Acinetobacter baumaniiKlebsiella pneumoniae là thường gặp nhất. Với 9,84% bệnh nhân bội nhiễm vi khuẩn gram dương, thường gặp nhất là Enterococcuss. Hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn đa kháng. Kết luận: Bệnh nhân COVID-19 thở máy có tỷ lệ bội nhiễm cao với vi khuẩn gram âm đa kháng; tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng tại Việt Nam rất cao và cần được kiểm soát chặt chẽ; khuyến cáo không nên sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân COVID-19 chưa có dấu hiệu bội nhiễm để tránh phát triển các chủng vi khuẩn kháng thuốc và phát tán các chủng kháng thuốc ra cộng đồng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Joint statement by ILO, FAO, IFAD and WHO (2021) Impact of COVID-19 on people’s livelihoods, their health and our food systems.
2. 38th WHO regulatory update on COVID-19 (2021).
3. National Institutes of Health (2022) Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Treatment Guidelines.
4. Langford BJ, So M, Raybardhan S et al (2020) Bacterial co-infection and secondary infection in patients with COVID-19: A living rapid review and meta-analysis. Clinical Microbiology and Infection 26(12): 1622-1629.
5. WHO Antimicrobial resistance (2021).
6. Pourajam S, Kalantari E, Talebzadeh H et al (2022) Secondary bacterial infection and clinical characteristics in patients with COVID-19 admitted to two intensive care units of an academic hospital in iran during the first wave of the pandemic. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology 12.
7. Louise Lansbury, Benjamin Lim, Vadsala Baskaran, Wei Shen Lim (2020) Co-infections in people with COVID-19: A systematic review and meta-analysis. Journal of infection 81(2): 226-275.
8. Nasir N, Rehman F, Omair SF (2021) Risk factors for bacterial infections in patients with moderate to severe COVID-19: A case-control study. Journal of Medical Virology 93(7): 4564-4569.