Nghiên cứu rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim và mối liên quan với điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

  • Nguyễn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điện thế muộn, điện tâm đồ trung bình tín hiệu, Holter điện tâm đồ, thiếu máu cơ tim cục bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu rối loạn nhịp thất và mối liên quan với điện thế muộn (ĐTM) ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Tiến hành ghi Holter ECG và ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu trên 162 bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018. Kết quả: Tần suất gặp ngoại tâm thu thất 94,4%, trong đó rối loạn nhịp thất nặng (Lown 3-5) chiếm 34,0%. Tỷ lệ xuất hiện điện thế muộn bất thường là 38,3%. Có mối liên quan giữa ĐTM với rối loạn nhịp thất phức tạp (OR = 23,82, p<0,05). Khi ĐTM bất thường thì dễ xảy ra rối loạn nhịp thất phức tạp hơn (72,6%), ngược lại nếu ĐTM bình thường thì chỉ gặp 10,0% nguy cơ rối loạn nhịp thất phức tạp. Kết luận: ĐTM có liên quan với sự xuất hiện rối loạn nhịp thất, với độ nhạy là 81,8% và độ đặc hiệu là 84,1%. Ở nhóm ĐTM (+) 72,6% có rối loạn nhịp thất nặng, còn ở nhóm ĐTM (-) thì rất ít gặp rối loạn nhịp thất nặng (10%). Kết quả ĐTM bình thường giúp loại trừ nguy cơ rối loạn nhịp nguy hiểm mà không cần can thiệp thêm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Hà (2003) Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và mối liên quan với tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Học viện Quân y, Học viện Quân y.
2. Huỳnh Văn Minh (2014) Holter điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch. Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 166.
3. Nguyễn Lân Việt (2014) Thực hành bệnh tim mạch: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
4. Piwowarska W, Sniezek-Maciejewska M, Trusz-Gluza M, Piwoński M, Giec L, Dabrowski A, Kubik L, Mamcarz A, Swiatowiec A, Kopeć P et al (1990) Complex ventricular arrhythmias in ischemic heart disease. Kardiol Pol 33(3): 151-157.
5. Lown B, Wolf M (1971) Approaches to sudden death from coronary heart disease. Circulation 44: 130-142.
6. Lee JB, Lee YS, Hong SP, Kim SY, Kim MG, Ryu JK, Choi JY, Kim KS, Chang SG (2008) Prognostic significance of the lown grades and late potentials in patients after myocardial infarction. Korean Circ J 38(1): 17-22. https://doi.org/10.4070/kcj.2008.38.1.17.
7. Denes P, Santarelli P, Masson M, Uretz EF (1987) Prevalence of late potentials in patients undergoing Holter monitoring. American heart journal 113(1): 33-36. doi: 10.1016/0002-8703(87)90006-8.
8. Soyza ND, Murphy ML, Bissett JK, Kane JJ (1977) Detecting ventricular arrhythmia after myocardial infarction: comparison of Hoiter monitoring and treadmill exercise. Southern medical journal 70(4): 403-404.
9. Zimmermann M, Adamec R, Simonin P, Richez J (1985) Prognostic significance of ventricular late potentials in coronary artery disease. American Heart Journal 109(4): 725-732.
10. Gatzoulis KA, Arsenos P, Trachanas K, Dilaveris P, Antoniou C, Tsiachris D, Sideris S, Kolettis TM, Tousoulis D (2018) Signal-averaged electrocardiography: Past, present, and future. J Arrhythm 34(3): 222-229.
11. Srinivasan NT and Schilling RJ (2018) Sudden cardiac death and arrhythmias. Arrhythm Electrophysiol Rev 7(2): 111-117.