Kết quả điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng có bóng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 67 bệnh nhân được điều trị gãy sẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trước và sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Độ tuổi trung bình: 67,3 ± 10,7 (46-94 tuổi). Tỉ lệ bệnh viên nữ 83,6%, bệnh viện nam 16,4%. VAS trung bình trước mổ 7,75 ± 1,25. Mật độ xương ở cột sống (T-score) -3,8 ± 0,7. Mức độ đau theo điểm VAS, chiều cao thân ĐS, góc xẹp thân đốt sống, góc Cobb trên X-quang đều cải thiện rõ rệt so với trước phẫu thuật (p<0,01). Tai biến xi măng tràn qua bờ trước 4,5%, tràn vào đĩa đệm 6,0%. Điểm MacNab sau 3 tháng: 92,5% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt và rất tốt. Kết luận: Bơm xi măng sinh học có bóng là phương pháp điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương cho kết quả tốt, ít tai biến, hiệu quả trong cải thiện chiều cao thân đốt sống và cải thiện góc gù.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đoàn Anh Tuấn, Ngô Văn Hải (2022) Kết quả bơm xi măng có bóng qua da điều trị xẹp thân đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5 - Số 1 (Tập 514), tr. 6-10.
3. Hoàng Gia Du, Vũ Xuân Phước (2022) Kết quả phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement có bóng điều trị xẹp đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 512(2).
4. Anam AK, Insogna K (2021) Update on osteoporosis screening and management. Medical Clinics 105(6): 1117-1134.
5. Chen C, Fan P, Xie X et al (2020) Risk factors for cement leakage and adjacent vertebral fractures in kyphoplasty for osteoporotic vertebral fractures. Clin Spine Surg 33(6): 251-255.
6. Fang SY, Dai JL, Min JK et al (2021) Analysis of risk factors related to the re-fracture of adjacent vertebral body after PKP. Eur J Med Res 26(1): 127.
7. Gao C, Zong M, Wang WT et al (2018) Analysis of risk factors causing short-term cement leakages and long-term complications after percutaneous kyphoplasty for osteoporotic vertebral compression fractures. Acta Radiol 59(5): 577-585.
8. Ko BS, Cho KJ, Park JW (2019) Early adjacent vertebral fractures after balloon kyphoplasty for osteoporotic vertebral compression fractures. Asian spine journal,13(2): 210.
9. Lu L, Ni X, Ni J et al (2022) Clinical effect of unilateral balloon infusion of low dose bone cement in PKP for osteoporotic thoracolumbar compression fractures in the elderly. Eur Rev Med Pharmacol Sci 26(10): 3642-3647.
10. Ren H, Feng T, Cao J et al (2022) A Retrospective study to evaluate the effect of dynamic fracture mobility on cement leakage in percutaneous vertebroplasty and percutaneous kyphoplasty in 286 patients with osteoporotic vertebral compression fractures. Medical Science Monitor: International Medical Journal of Experimental and Clinical Research 28: 935080-935081.