Điều trị đau lưng mạn tính bằng sóng cao tần đốt thần kinh nhánh trong của khối khớp bên và phong bế rễ thần kinh bằng steroid qua lỗ liên hợp

  • Lê Viết Thắng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thanh Lâm Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đỗ Trọng Phước Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Văn Chung Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Minh Tùng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Minh Anh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Đau thắt lưng mạn tính, đốt bằng sóng cao tần, thần kinh nhánh trong, khối khớp bên, phong bế rễ thần kinh qua lỗ liên hợp

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng kèm đau rễ thần kinh mạn tính bằng 2 phương pháp sóng cao tần đốt thần kinh nhánh trong của khối khớp bên và phong bế rễ thần kinh bằng steroid qua lỗ liên hợp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng, 40 trường hợp bệnh nhân đau thắt lưng kèm đau rễ thần kinh mạn tính được điều trị đồng thời bằng 2 phương pháp sóng cao tần đốt thần kinh nhánh trong của khối khớp bên và phong bế rễ thần kinh bằng steroid qua lỗ liên hợp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2022. Kết quả: Điểm VAS sau can thiệp 1 tuần, 4 tuần, 12 tuần lần lượt là 5 ± 1,3, 3,4 ± 1,3, 3,1 ± 1 giảm đáng kể so với điểm VAS trước can thiệp 7,2 ± 0,7. ODI sau can thiệp 4 tuần, 12 tuần lần lượt là 31,4 ± 9,2, 25,5 ± 8,4 cải thiện rõ rệt so với ODI trước can thiệp 60,4 ± 10,3. Ghi nhận một trường hợp yếu chi thoáng qua trong nghiên cứu. Kết luận: Ứng dụng sóng cao tần đốt thần kinh nhánh trong của khối khớp bên và phong bế rễ thần kinh bằng steroid qua lỗ liên hợp trong điều trị đau thắt lưng kèm đau rễ thần kinh mạn tính là phương pháp bước đầu cho thấy tính hiệu quả và an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kalichman L, Suri P, Guermazi A, Li L, Hunter DJ (2009) Facet orientation and tropism: Associations with facet joint osteoarthritis and degenerative spondylolisthesis. Spine (Phila Pa 1976) 34(16): 579-585.
2. Leclaire R, Fortin L, Lambert R, Bergeron YM, Rossignol M (2001) Radiofrequency facet joint denervation in the treatment of low back pain: A placebo-controlled clinical trial to assess efficacy. Spine (Phila Pa 1976) 26(13): 1411-1416; discussion 1417.
3. Martin WJ, Ashton-James CE, Skorpil NE, Heymans MW, Forouzanfar T (2013) What constitutes a clinically important pain reduction in patients after third molar surgery?. Pain Research & Management 18(6): 319-322.
4. Nath S, Nath CA, Pettersson K (2008) Percutaneous lumbar zygapophysial (Facet) joint neurotomy using radiofrequency current, in the management of chronic low back pain: A randomized double-blind trial. Spine (Phila Pa 1976) 33(12): 1291-1297.
5. Ramsis FG, Thomas Zi (2018) Transforaminal epidural steroid injection can result in further neurological injury in a patient with severe foraminal stenosis and nerve impingement. Surg Neurol Int9: 159.
6. Tekin I, Mirzai H, Ok G, Erbuyun K, Vatansever D (2007) A comparison of conventional and pulsed radiofrequency denervation in the treatment of chronic facet joint pain. Clinical Journal of Pain 23(6): 524-529.
7. Van Wijk RM, Geurts JW, Wynne HJ, Hammink E, et al (2005) Radiofrequency denervation of lumbar facet joints in the treatment of chronic low back pain: A randomized, double-blind, sham lesion-controlled trial. The Clinical Journal of Pain 21(4): 335-344.
8. Weishaupt D, Zanetti M, Boos N, Hodler J (1999) MR imaging and CT in osteoarthritis of the lumbar facet joints. Skeletal Radiology 28(4): 215-219.