Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp sử dụng sóng cao tần xung (PRF) tác động hạch rễ lưng (DRG) điều trị hội chứng đau kiểu rễ thắt lưng cùng

  • Phan Minh Trung Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Lê Thanh Sơn Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Hà Văn Lĩnh Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Nghiêm Việt Dũng Bệnh viện Thanh Nhàn

Main Article Content

Keywords

Sóng cao tần xung, đau kiểu rễ, hạch rễ lưng

Tóm tắt

              Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp sử dụng sóng cao tần xung tác động hạch rễ lưng để điều trị hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng cùng mạn tính và khảo sát một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả điều trị.                 Đối tượng và phương pháp: 58 bệnh nhân đau kiểu rễ thần kinh thắt lưng cùng mạn tính đã được điều trị sóng cao tần xung tác động hạch rễ lưng. Kết quả điều trị được đánh giá bằng thang điểm NRS và ODI tại các thời điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp, 1 tháng và 6 tháng sau can thiệp. Kết quả tốt được ghi nhận ở các bệnh nhân có mức giảm đau 50% so với trước can thiệp ở thời điểm 6 tháng.               Kết quả: Điểm NRS trước can thiệp trung bình là 6,62 ± 1,15 giảm xuống còn 1,41 ± 1,09 ngay sau can thiệp (p<0,01). Tại thời điểm 1 tháng là 1,41 ± 1,09 và 6 tháng sau can thiệp là 2,59 ± 2,08. Tại thời điểm 6 tháng có 65% bệnh nhân đạt mức giảm đau > 50% so với trước can thiệp. Điểm ODI giảm từ 3,31 ± 0,8 trước can thiệp còn 1,22 ± 0,5 tại thời điểm 1 tháng và 1,5 ± 0,8 tại 6 tháng sau can thiệp (p<0,01).                Kết luận: Tác động hạch rễ lưng DRG là phương pháp chống đau can thiệp ít xâm lấn, có hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong giảm đau và nâng cao chất lương cuộc sống cho các bệnh nhân đau kiểu rễ thắt lưng cùng mạn tính. Không có biến chứng nào được ghi nhận trong nghiên cứu. Khảo sát các yếu tố liên quan cho thấy kết quả điều trị kém gặp ở nhóm bệnh nhân có tổn thương hẹp ngách bên và đường ra trên phim cộng hưởng từ cột sống.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Van Boxem K, van Bilsen J, de Meij N et al (2011) Pulsed radiofrequency treatment adjacent to the lumbar dorsal root ganglion for the management of lumbosacral radicular syndrome: A clinical audit. Pain Med 12(9):1322-1330.
2. Koes BW, Van Tulder M, Thomas S (2006) Diagnosis and treatment of low back pain. BMJ. 332(7555): 1430-1434.
3. Abejón D, Garcia-del-Valle S, Fuentes ML et al (2007) Pulsed radiofre quency in lumbar radicular pain: Clinical effects in various etiologi- cal groups. Pain Pract 7(1): 21-26.
4. Valat JP, Genevay S, Marty M et al (2010) Sciatica. Best Pract Res Clin Rheumatol 24(2): 241-252.
5. National Institute for Health and Care Excellence (2016) Low back pain and sciatica in over 16s: Assessment and management. (NICE QS No. 155). Available from: https://www.nice.org.uk/ guidance/qs155
6. Bronfort G, Hondras MA, Schulz CA et al (2014) Spinal manipulation and home exercise with advice for subacute and chronic back-related leg pain: A trial with adaptive allocation. Ann Intern Med 161(6): 381-391.