Đánh giá kết quả điều trị u nguyên sống xương cùng: 23 trường hợp trong 14 năm

  • Nguyễn Duy Thụy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Trọng Thoan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Trọng Hậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

U nguyên sống, xoay vạt cơ mông lớn, cắt xương cùng, xạ trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật và xạ trị của bệnh u nguyên sống vùng xương cùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và hồi cứu trên 23 bệnh nhân với chẩn đoán u nguyên sống vùng xương cùng được điều trị phẫu thuật và xạ trị từ năm 2008 - 2022. Đánh giá kế́t quả phẫu thuật thông qua các tai biến-biến chứng, chức năng của chùm rễ thần kinh cùng cụt và sự xuất hiện của u tái phát. Kết quả: Sau thời gian theo dõi trung bình 21,9 tháng (9-84 tháng). Kết quả về mặt chức năng của chùm rễ thần kinh cùng có giảm đi sau khi cắt u, đặc biệt là tình trạng rối loạn tiểu tiện và đại tiện đã làm giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh, tổng điểm đánh giá chức năng rễ thần kinh cùng trước phẫu thuật và thời điểm theo dõi cuối cùng lần lượt là: 6,87 và 5,79. Tất cả các u tái phát được xạ trị sau phẫu thuật với phương pháp xạ trị đa biến liều (IMRT) với liều xạ trung bình 60Gy. Tỷ lệ biến chứng là 25%, hầu hết liên quan đến nhiễm trùng vết mổ. Tỷ lệ u tái phát sau mổ là 52,6%. Kết luận: U nguyên sống là khối u có độ ác tính thấp, tiến triển chậm, dễ tái phát, ít di căn. Phẫu thuật cắt u chỉ với một đường mổ lối sau vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu, chỉ nên thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa sâu vì đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm phẫu thuật, chăm sóc và xử lý các tai biến, biến chứng. Điều trị xạ trị nên được tiến hành với BN có khối u kích thước lớn và u tái phát.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Fuchs B, Dickey ID, Yaszemski MJ, Inwards CY, Sim FH (2005) Operative management of sacral chordoma. The journal of Bone and Joint Surgery 87(10): 2211-2216. doi: 10.2106/JBJS.D.02693.
2. Wandra KM, David WC, Stephen SK, Michael J M, Howard NL, Gregory PR (2010) Reconstruction of large sacral defects following total sacrectomy. Plastic and reconstructive surgery 105(7): 2387-2394. doi:10.1097/00006534-200006000-00012.
3. Terry MH, and Manuel Galceran (1983) Radiology of sacrococcygeal chordama: Difficulties in detecting soft tissue extension. Clinical Orthropaedics and related Research: 175.
4. Koh PK, Tan BK, Hong SW, Tan MH, Tay AG, Song C, Tan KC (2004) The gluteus maximus muscle flap for reconstruction of sacral chordoma defecsts. Annals of Plastic Surgery 53(1): 44-49.
5. Narayan Sundaresan (1986) Chordomas. Clinical Orthropaedics and related Research: 204.
6. Ignace RS, Dempsey SS, Herman DS, Henry JM (1993) Operative treatment of sacrococygeal chordoma: A review of twentty-one cases. The journal of Bone anf Joint Surgery 75(10).
7. Hiroshi Furukawa, Yuhei Yamamoto, Hiroharu H. Igawa, Tsuneki Sugihara (2000) Gluteus maximus adipomuscular turnover or sliding flap in the surgical treatment of extensive sacral chordomas. Plastic and reconstructive surgery 105(3).
8. Turgut M, Gul B, Taskin Y (1998) Sacrococcygeal chordomas: Problems in diagnosis and management. Arch Orthop Trauma Surg 117: 100-102.
9. Edward YC, Remzi A Ozerdemoglu (1999) Lumbosacral chordoma: Prognostic factors and treatment. Spine volume 24(16): 1639-1645.
10. Tao Ji, Wei Guo, Rongli Yang, Xiaodong Tang, Yifei Wang, Lin Huang (2015) What are the conditional survival and Function Outcomes after surgical treatment of 115 patients with sacral chordoma?. Clinical Orthopaedics and Related Research.
11. Nguyễn Duy Thụy, Phạm Trọng Thoan, Phan Trọng Hậu (2019) Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên sống xương cùng cụt và kinh nghiệm. Tạp chí Hội nghị Phẫu thuật thần kinh toàn quốc.