Tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau gây chèn ép tủy cổ: Báo cáo nhân một trường hợp

  • Hoàng Gia Du Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Tăng sản xương vô căn lan tỏa, bệnh Forestier, cốt hóa dây chằng dọc sau, một trường hợp lâm sàng.

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa hay bệnh Forestier là bệnh lý hệ thống đặc trưng bởi tình trạng canxi hóa, cốt hóa của gân, dây chằng quanh cột sống cũng như hệ xương ngoại vi. Bệnh thường gặp ở dây chằng dọc trước cột sống và ở nam giới trên 50 tuổi. Trường hợp lâm sàng: Chúng tôi thông báo trường hợp lâm sàng tăng sản xương vô căn lan tỏa cột sống cổ kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau trên một bệnh nhân nữ trẻ tuổi qua đó đó nhìn lại y văn về chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu một trường hợp tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau tại cột sống cổ, nhìn lại y văn. Trường hợp bệnh: Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, tiền sử viêm đa cơ, lupus 6 năm, vào viện vì yếu, tê bì tứ chi tăng dần nhiều năm, điều trị nhiều nơi không đỡ. Trên X-quang và CT scanner có hình ảnh cầu xương cốt hóa dây chằng dọc trước, dọc sau C3-C7 chèn ép tủy nhiều, còn khoảng sáng đĩa. Bệnh nhân được chẩn đoán: tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau C4-C7 chèn ép tủy và được phẫu thuật cắt thân C5C6C7, đặt lồng titan ghép xương và nẹp vít cột sống cổ lối trước. Sau mổ bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng. Kết luận: Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa có thể xảy ra tại cột sống trên bệnh nhân trẻ tuổi và cốt hóa dây chằng dọc sau kèm theo. Đây là một bệnh lành tính do đó cần thăm khám và đánh giá đầy đủ để chẩn đoán và điều trị phẫu thuật kịp thời, tránh những di chứng tổn thương tủy khó hồi phục.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Forestier J, Lagier R (1971) Ankylosing hyperostosis of the spine. Clinical orthopaedics and related research 74: 65-83.
2. Resnick D, Niwayama GJR (1976) Radiographic and pathologic features of spinal involvement in diffuse idiopathic skeletal hyperostosis (DISH). 119(3): 559-568.
3. Anshori F, Hutami WD, Tobing SDAL (2020) Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis (DISH) with ossification of the posterior longitudinal ligament (OPLL) in the cervical spine without neurological deficit - A Case report. Ann Med Surg (Lond) 60: 451-455. doi: 10.1016/j.amsu.2020.11.028.
4. Vaishya R, Vijay V, Nwagbara IC, Agarwal AK (2017) Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis (DISH) - A common but less known cause of back pain. J Clin Orthop Trauma 8(2): 191-196. doi: 10.1016/ j.jcot.2016.11.006.
5. Abiola R, Rubery P, Mesfin A (2016) Ossification of the posterior longitudinal ligament: Etiology, diagnosis, and outcomes of nonoperative and operative management. Global Spine J 6(2):195-204. doi: 10.1055/s-0035-1556580.
6. Murayama K, Inoue S, Tachibana T et al (2015) Ossified posterior longitudinal ligament with massive ossification of the anterior longitudinal ligament causing dysphagia in a diffuse idiopathic skeletal hyperostosis patient. Medicine (Baltimore). 94(32): 1295-1295. doi: 10.1097/MD.0000000 000001295.
7. Agha RA, Borrelli MR, Farwana R et al (2018) The SCARE 2018 statement: Updating consensus Surgical CAse REport (SCARE) guidelines. International Journal of Surgery 60: 132-136. doi: https://doi. org/10.1016/j.ijsu.2018.10.028.
8. Chitten JJ, James B (2019) Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis in a 33-year-old woman with PCOS and metabolic syndrome: A rare scenario. BMJ Case Reports 12(10): 223740. doi: 10.1136/bcr-2017-223740.
9. Rostić G, Paunić Z, Vojvodić D, Petronijević M, Glisić B, Stefanović D (2005) Systemic lupus erythematosus and dermatomyositis case report. Srpski arhiv za celokupno lekarstvo 133(2):137-140. doi: 10.2298/sarh05s2137r.
10. Maazoun F, Frikha F, Snoussi M, Kaddour N, Masmoudi H, Bahloul Z (2011) Systemic lupus erythematosusmyositis overlap syndrome: Report of 6 cases. Clin Pract 1(4): 89-89. doi: 10.4081/cp.2011.e89.
11. Ghasemi-Rad M, Attaya H, Lesha E et al (2015) Ankylosing spondylitis: A state of the art factual backbone. World J Radiol 7(9): 236.
12. Galgano MA, Goulart CR, Iwenofu H, Chin LS, Lavelle W, Mendel E (2016) Osteoblastomas of the spine: A comprehensive review. Neurosurgical focus 41(2): 4. doi: 10.3171/2016.5.Focus16122.
13. Gwinn DE, Iannotti CA, Benzel EC, Steinmetz MP (2009) Effective lordosis: analysis of sagittal spinal canal alignment in cervical spondylotic myelopathy. Journal of neurosurgery Spine11(6): 667-672. doi: 10.3171/2009.7.Spine08656.
14. Fujiyoshi T, Yamazaki M, Kawabe J et al (2008) A new concept for making decisions regarding the surgical approach for cervical ossification of the posterior longitudinal ligament: The K-line. Spine 33(26): 990-993. doi: 10.1097/BRS.0b013e 318188b300.
15. Iwasaki M, Okuda S, Miyauchi A et al (2007) Surgical strategy for cervical myelopathy due to ossification of the posterior longitudinal ligament: Part 1: Clinical results and limitations of laminoplasty. Spine 32(6): 647-653. doi: 10.1097/01.brs.0000257560.91147.86.