Khảo sát một số đặc điểm trên chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật cắt cung sau, cố định cột sống cổ bằng nẹp vít, ghép xương điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng do cốt hóa dây chằng dọc sau

  • Nguyễn Trọng Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Quang Anh Bệnh viện Quân y 4
  • Nguyễn Đức Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Quang Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hẹp ống sống cổ, cốt hóa dây chằng dọc sau, bệnh lý tủy cổ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm trên X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và kết quả phẫu thuật cắt cung sau, cố định cột sống cổ bằng nẹp vít, ghép xương điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng do cốt hóa dây chằng dọc sau. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 14 bệnh nhân cốt hóa dây chằng dọc sau cột sống cổ có tổn thương tủy được phẫu thuật theo phương pháp cắt cung sau, cố định cột sống cổ nẹp vít, ghép xương tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TWQĐ 108 trong thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2021. Khảo sát các tham số: Góc ưỡn C2C7, tình trạng mất vững cột sống, đặc điểm của cốt hóa dây chằng dọc sau trên CLVT, số tầng hẹp, sự thay đổi tín hiệu tủy trên cộng hưởng từ. Tình trạng tổn thương tủy cổ được đánh giá theo thang điểm JOA tại 3 thời điểm: Trước mổ, sau khi ra viện và thời điểm tái khám sau cùng. Kết quả phẫu thuật được phân thành: rất tốt, tốt, khá, kém dựa trên tỷ lệ phục hồi được đánh giá theo Hirabayashi. Kết quả: Góc ưỡn C2C7 trung bình 9,19⁰ ± 11,11⁰ với 35,7% trường hợp có gù và 57,1% có mất vững cột sống; 50% có K-line âm tính, 28,6% có dấu hiệu lớp đôi. Trên cộng hưởng từ: 92,9% có tăng tín hiệu tủy trên T2W; 7,1% giảm tín hiệu trên T1W với số tầng hẹp 4,21 ± 0,69 (3 ÷ 5 tầng) và tầng hẹp nhất hay gặp nhất là C4C5 với 42,9%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa điểm JOA trước mổ với điểm JOA sau mổ và thời điểm tái khám sau cùng (p<0,05). Điểm JOA cải thiện trung bình 4,14 ± 1,09 điểm. Tỷ lệ hồi phục trung bình 72,7 ± 16,4%. Liền xương ghi nhận ở 100% các trường hợp. Không có trường hợp nào gù cột sống tại thời điểm ra viện và tái khám sau cùng. Kết luận: Phẫu thuật cắt cung sau, cố định cột sống cổ nẹp vít, kết hợp hàn xương là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng do cốt hóa dây chằng dọc sau.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Abiola R, Rubery P, Mesfin A (2016) Ossification of the posterior longitudinal ligament: Etiology, diagnosis, and outcomes of nonoperative and operative management. Global Spine J 6(2): 195-204.
2. Bajamal AH, Kim SH, Arifianto MR et al (2019) Posterior surgical techniques for cervical spondylotic myelopathy: WFNS spine committee recommendations. Neurospine 16(3): 421-434.
3. Tuchman Alexander, Higgins Dominque MO (2019) Cervical alignment and sagittal balance, degenerative cervical myelopathy and Radiculopathy: Treatment approaches and options. Springer, Switzerland 1: 29 - 36.
4. Yang H, Yang L, Chen D et al (2015) Implications of different patterns of "double-layer sign" in cervical ossification of the posterior longitudinal ligament. Eur Spine J 24(8): 1631-1639.
5. Park JH, Choi CG, Jeon SR et al (2011) Radiographic Analysis of instrumented posterolateral fusion mass using mixture of local autologous bone and b-TCP (PolyBone®) in a lumbar spinal fusion surgery. J Korean Neurosurg Soc 49(5): 267-272.
6. Nguyễn Khắc Hiếu (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật tạo hình cung sau sử dụng nẹp vít điều trị bệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa. Luận án Tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
7. Phan Quang Sơn (2015) Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống ống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống cổ kết hợp ghép san hô. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Wei L, Cao P Xu C et al (2019) The relationship between preoperative factors and the presence of intramedullary increased signal intensity on T2-weighted magnetic resonance imaging in patients with cervical spondylotic myelopathy. Clin Neurol Neurosurg 178: 1-6.
9. Nouri Aria, Murray Jean-Christophe, Fehlings Michael G (2019) Degenerative cervical myelopathy: A spectrum of degenerative spondylopathies, degenerative cervical myelopathy and Radiculopathy: Treatment approaches and options. 1st ed, Springer, Switzerland 1: 37-52.
10. Ijima Y, Furuya T, Ota M et al (2018) The K-line in the cervical ossification of the posterior longitudinal ligament is different on plain radiographs and CT images. J Spine Surg 4(2): 403-407.
11. Anderson Paul A, Finn Michael A (2013) Laminectomy and Posterior Fusion, The Spine, 3nd ed, Wolters Kluwer, Lippincott Williams & Wilkins. Philadelphia I: 131-142.
12. Du W, Zhang P, Shen Y et al (2014) Enlarged laminectomy and lateral mass screw fixation for multilevel cervical degenerative myelopathy associated with kyphosis. Spine J14(1): 57-64.
13. Chang V, Lu DC, Hoffman H et al (2014) Clinical results of cervical laminectomy and fusion for the treatment of cervical spondylotic myelopathy in 58 consecutive patients. Surg Neurol Int, 5(3): 133-137.
14. Yehya A (2015) The clinical outcome of lateral mass fixation after decompressive laminectomy in cervical spondylotic myelopathy. Alexandria Journal of Medicine 51(2): 153-159.