Đánh giá sự thay đổi cân nặng, đường kính ngang và thể tích sau 20 phân liều xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng

  • Nguyễn Văn Hiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xạ trị điều biến liều, ung thư vòm mũi họng, lập kế hoạch xạ trị lại, đường kính ngang, thể tích xạ trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi giữa cân nặng, đường kính ngang, thể tích sau 20 phân liều xạ trị điều biến liều bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 63 bệnh nhân) ung thư vòm mũi họng giai đoạn II-IVB, được xạ trị điều biến liều đồng thời với cisplatin mỗi 3 tuần, thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính mô phỏng lại sau 20 phân liều. Kết quả: Cân nặng, đường kính ngang mặt, đường kính ngang cổ, thể tích u nguyên phát GTV-T, thể tích hạch cổ di căn GTV-N, thể tích bia lâm sàng CTV, thể tích 2 tuyến nước bọt mang tai giảm tại thời điểm sau 20 phân liều so với thời điểm trước điều trị tương ứng là 3,79 ± 2,29kg, 0,77 ± 0,48cm, 0,79 ± 0,63cm, 6,25 ± 7,82cm3, 12,37 ± 16,37cm3, 38,93 ± 31,83cm3, 5,65 ± 4,57cm3, 6,14 ± 4,92cm3 (p=0,0001). Giảm đường kính ngang mặt, đường kính ngang cổ tương quan tuyến tính với giảm thể tích 2 tuyến nước bọt mang tai, tương ứng r = 0,76, p=0,0001; r = 0,69, p=0,0001, r = 0,66, p=0,0001 và r = 0,65, p=0,0001. Tuy nhiên, sụt cân không có tương quan tuyến tính với giảm thể tích GTV, CTV, thể tích tuyến nước bọt mang tai. Kết luận: Sự giảm đường kính ngang mặt, đường kính ngang cổ, thể tích GTV-T, thể tích GTV-N, thể tích CTV, thể tích tuyến nước bọt gợi ý sự cần thiết của lập kế hoạch lại sau 20 phân liều xạ trị điều biến liều bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Đào Chinh, Bùi Quang Biểu, Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2016) Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư vòm mũi họng bằng xạ trị điều biến liều kết hợp hóa trị đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 11, tr. 505-512.
2. Al-Sarraf M, LeBlanc M, Giri PG et al (1998) Chemoradiotherapy versus radiotherapy in patients with advanced nasopharyngeal cancer: Phase III randomized Intergroup study 0099. J Clin Oncol 16(4): 1310-1317.
3. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
4. Chen YP, Chan ATC, Le QT et al (2019) Nasopharyngeal carcinoma. Lancet 394(10192): 64-80.
5. Hunt MA, Zelefsky MJ, Wolden S et al (2001) Treatment planning and delivery of intensity-modulated radiation therapy for primary nasopharynx cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys 49(3): 623-632.
6. International Agency for Research on Cancer - World Health Organization. GLOBOCAN 2018: Viet Nam - Global Cancer Observatory Available from: https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf, [cited 2020 13 August ].
7. Ozdemir S, Akin M, Coban Y et al (2015) Acute toxicity in nasopharyngeal carcinoma patients treated with IMRT/VMAT. Asian Pac J Cancer Prev 16(5): 1897-1900.
8. Yan D, Yan S, Wang Q et al (2013) Predictors for replanning in loco-regionally advanced nasopharyngeal carcinoma patients undergoing intensity-modulated radiation therapy: A prospective observational study. BMC Cancer 13: 548.
9. Yang H, Hu W, Ding W et al (2012) Changes of the transverse diameter and volume and dosimetry before the 25th fraction during the course of intensity-modulated radiation therapy (IMRT) for patients with nasopharyngeal carcinoma. Med Dosim 37(2): 225-229.
10. Yang H, Tu Y, Wang W et al (2013) A comparison of anatomical and dosimetric variations in the first 15 fractions, and between fractions 16 and 25, of intensity-modulated radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma. J Appl Clin Med Phys 14(6): 3918.