Đánh giá thực trạng người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo

  • Phạm Thị Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đăng Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thúy Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thanh Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thị Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Tri Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Tơ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hậu môn nhân tạo, ung thư đại trực tràng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân có hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại Khoa Phẫu thuật Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2020. Kết quả: Thống kê 123 bệnh nhân cho thấy: Kiến thức chung đúng về tự chăm sóc hậu môn nhân tạo là 60,2% (74/123 bệnh nhân); Kết quả thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo đạt là 61,0% (75/123 bệnh nhân); Kiến thức xử lý biến chứng đúng là 73,2% (90/123 bệnh nhân); Kiến thức về dinh dưỡng đúng là 74,0% (91/123 bệnh nhân); Kiến thức về lối sống đúng là 75,6% (93/123 bệnh nhân); Thái độ của người bệnh đúng là 63,4% (78/123 bệnh nhân). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về kiến thức chung, thái độ và thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo của người bệnh tương đối cao khi bệnh nhân được nhân viên y tế giải thích kỹ tình trạng bệnh trước mổ cũng như sau mổ có chương trình hướng dẫn chăm sóc hậu môn nhân tạo cụ thể.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Overview of surgical ostomy for fecal diversion 2020 - Up to date.
2. Pandey RA, Baral S, and Dhungana G (2015). Knowledge and practice of stoma care among Ostomates at B.P.Koirala Memorial Cancer Hospital. Journal of Nobel Medical College 4(1): 36–45.
3. Lê Thị Hoàn (2013) Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo. Y học thành phố Hồ Chí Minh, (Số 4, tập 17), tr. 209–216.
4. Võ Thị Thanh Tuyền (2019) Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện miền Nam Việt Nam. Y học thành phố Hồ Chí Minh, (Số 5, tập 23), tr. 218-223.
5. Qalawa SAA and Moussa MMM (2019) Effectiveness of a multimedia educational package for cancer patients with colostomy on their performance, quality of life & body Image. International Journal of Nursing Science 9(3): 53-64.
6. Pearson R, Knight SR, Ng JCK et al (2020) Stoma-related complications following ostomy surgery in 3 aAcute care hospitals: A Cohort Study. J Wound Ostomy Continence Nurs 47(1): 32-38.
7. Danielsen AK, Burcharth J, and Rosenberg J (2013). Patient education has a positive effect in patients with a stoma: A systematic review. Colorectal Dis 15(6): 276-283.
8. Konjevoda V, Zelić M, Munjas Samarin R et al (2020) City of hope quality of life-ostomy questionnaire validity and reliability assessment on a croatian sample. International Journal of Environmental Research and Public Health 17(3): 768.