Kiến thức về bệnh loãng xương của phụ nữ đến đo mật độ xương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và một số yếu tố liên quan

  • Trần Văn Nhuận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Kiến thức phòng bệnh loãng xương, mật độ xương

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về phòng bệnh loãng xương và phân tích một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có chỉ định đo mật độ xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 398 người bệnh đến đo mật độ xương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về bệnh loãng xương chỉ chiếm 27,9%. Trong đó, tỷ lệ hiểu biết về khái niệm loãng xương 27,2%, nguyên nhân loãng xương do thiếu canxi 90%, hiểu biết về biểu hiện đau, xẹp đốt sống trong loãng xương 73,6%, phòng bệnh bằng cách bổ sung canxi 96,4%. Đối tượng có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống hiểu biết về loãng xương thấp hơn đối tượng có trình độ từ trung cấp trở lên; những người đã từng được tư vấn về bệnh loãng xương có kiến thức tốt hơn nhóm đối tượng chưa từng được tư vấn. Kết luận: Sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về bệnh loãng xương còn hạn chế. Kiến thức về bệnh loãng xương của người bệnh trong nhóm nghiên cứu có mối liên quan đến nghề nghiệp, trình độ học vấn và tư vấn về bệnh loãng xương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Thanh Hương (2017) Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, năm 2017.
2. Dương Thị Hải Ngọc (2009) Kiến thức, thái độ thực hành về bệnh loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ 40 – 65 tuổi quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2009. Luận văn thạc sỹ, Đại học Y tế công cộng, năm 2009.
3. Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn (2007) Loãng xương: Nguyên nhân chẩn đoán điều trị phòng ngừa. Nhà xuất bản Y học 2007.
4. Ailinger RL & Emerson J (1998) Women's knowledge of osteoporosis. Applied Nursing Research 11(3): 111-114.
5. Furlow B (2006) Osteoporosis in men. Radiologic Technology 77(3): 226-235.
6. Lau EMC, Lee JK, Suriwongpaisal P & Saw SM et al (2001) The Incidence of hip fracture in four Asian Countries: The Asian Osteoporosis Study (AOS). Osteoporosis International 12(3): 239-243.
7. Sarah Sayed El-Tawab, Emmanuel Kamal Aziz Saba, Heba Mohmoud Tah, Elweshahib Mona Hamdy Ashry (2016) Knowledge of osteoporosis among women in Alexandria (Egypt): A community based survey. The Egyptian Rheumatologist 38(3):225-231.
8. Vu TT, Nguyên CK, Nguyen TL, Le BM, Nguyen Trung Le D, Bui TN, Nakamori M, Kunii D, Sakai T, Yamamoto S (2005) Determining the prevalence of osteoporosis and related factors using quantitative ultrasound in Vietnamese adult Women. Epidemiol 161(9): 824-830. Pubmed – Indexed for Medline.