Nghiên cứu đặc điểm của bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát và mối liên quan giữa mức độ thoái hóa với một số bệnh kèm theo

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thùy Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phương Thị Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phúc Nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Khoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Hồng Nghị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thoái hóa khớp gối, bệnh kèm theo

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh thoái hóa khớp (THK) gối nguyên phát và mối liên quan giữa mức độ thoái hóa với một số bệnh kèm theo. Đối tượng và phương pháp: 360 bệnh nhân THK gối nguyên phát, được khám xét lâm sàng, đo các chỉ số nhân trắc, làm các xét nghiệm, phân tích mối liên quan giữa mức độ thoái hóa và các bệnh kèm theo, phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 63,29 ± 11,20 năm, nữ chiếm 74,4%, cân nặng 57,84 ± 9,41kg, BMI 23,48 ± 3,12; thoái hóa giai đoạn 1, 2 là 304 (84,4%), giai đoạn 3, 4 là 56 (15,6%), thừa cân và béo phì là 198/360 (55%), đái tháo đường là 66/360 (18,3%); tăng huyết áp có 155/360 (43%), vòng bụng tăng 237/360 (65,8%), tăng cholesterol là 177/259 (68,3%), tăng triglyceride là 134/298 (45%), tỷ lệ HDL-C thấp gặp 113/226 (50%). Tỷ lệ BN lớn tuổi; vòng bụng tăng; thừa cân, béo phì, tăng huyết áp; tăng triglyceride và HDL-C thấp tăng ở nhóm THK gối giai đoạn 3, 4. Kết luận: Bệnh THK gối nguyên phát chủ yếu là nữ, trung niên; cân nặng, vòng bụng và BMI tăng; tỷ lệ các bệnh đi kèm (béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu) cao. Tỷ lệ BN lớn tuổi; vòng bụng tăng; thừa cân, béo phì; tăng huyết áp; tăng triglyceride; HDL-C thấp có xu hướng tăng ở nhóm THK gối mức độ nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013) Thoái hóa khớp gối. Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 178-184.
2. Đặng Hồng Hoa (1997) Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh hư khớp gối. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Lê Bảo Ngọc (2015) Một số đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Đỗ Trung Quân (2011) Bệnh nội tiết chuyển hóa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 283, tr. 465- 468.
5. Hart DJ, Spector TD (1993) The relationship of obesity, fat distribution and osteoarthritic in women in the general population: The chingford study. J Rheumatol 20: 331-335.
6. Inoue R, Ishibashi Y et al (2011) Medical problem and risk factors of metabolic syndrome among radiographic knee osteoarthritic patients in the Japanese general population. J Orthop Sci 16(6): 704-709.
7. Rajitkanok Amy Puenpatom et al (2009) Increased prevalence of metabolic syndrome in individuals with osteoarthritis: An analysis of NHANES III data. Postgraduate Medecine 121(6): 0032-5481: 194-9260.
8. Soran N, Altindag O el al (2008) Assessment of paraxonase activities in patients with knee osteoarthritic. Redox rep 13: 194198.
9. Tsezou A, Lliopoulos, Simopoulou T (2010) Impaired expression of genes regulating choleterol efflux in human osteoarthritic chondrocytes. J Orthop Res.
10. Yoshimura N, Muraki S et al (2012) Accumulation of metabolic risk factors such as overweight, hypertension, dyslipidaemia, and impaired glucose tolerance raises the risk of occurrence and progression of knee osteoarthritis: A 3-year follow-up of the ROAD study. Osteoarthritis Cartilage: 1217-1226.