Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau thắt lưng bằng thang điểm SF-36 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau thắt lưng bằng thang điểm SF-36. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, 52 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt lưng. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa trên thang điểm SF-36 ở thời điểm lúc nhập viện và sau đợt điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,96 ± 13,61 tuổi, 65,4% bệnh nhân dưới 60 tuổi. Nữ giới chiếm 57,7%, lao động trí óc và hưu trí 63,5%. Trên hình ảnh MRI 84,6% có hình ảnh thoái hóa cột sống, 73,1% có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Điểm VAS cột sống và VAS rễ trung bình tại thời điểm nhập viện tương ứng là 6,13 ± 1,54 và 4,17 ± 2,19 điểm. Điểm sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống khi nhập viện lần lượt là 29,75; 61,62 và 42,14 điểm, bệnh nhân có tình trạng sức khỏe thể chất kém khi nhập viện là 48,1%. Có sự cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt sau điều trị, khác biệt với p<0,01. Tuổi cao, mức độ đau nặng là những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đau cột sống thắt lưng khi nhập viện. Kết luận: Đau thắt lưng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Điều trị có hiệu quả tốt trong cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Andersson G.B (1999) Epidemiological features of chronic low-back pain. The Lancet 354(9178): 581-585.
3. Lins L and Carvalho FM (2016) SF-36 total score as a single measure of health-related quality of life: Scoping review. SAGE open medicine 4: 2050312116671725-2050312116671725.
4. Xuân PT (2015) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Phòng Quản lý bệnh lupus - Bệnh viện Bạch Mai năm 2015.
5. Wáng Y.X et al (2016) Increased low back pain prevalence in females than in males after menopause age: Evidences based on synthetic literature review. Quant Imaging Med Surg 6(2): 199-206.
6. Husky MM, Compagnone P, Fermanian C, Kovess-Masfety V (2018) Chronic back pain and its association with quality of life in a large French population survey. Health and Quality of Life Outcomes 16: 195.
7. Morimoto HS, Natour J (2018) Assessment of gesture behavior and knowledge on low back pain among nurses. Advances in Rheumatology 58: 27.
8. Grevitt M, Webb J, Mulholland R, Shepperd J (1997) The short form-36 health survey questionnaire in spine surgery. J Bone Joint Surg 79-B: 48-52.