Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ gan mất bù điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân chẩn đoán xơ gan mất bù điều trị nội trú tại Việu Điều trị các Bệnh tiêu hóa - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2020. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên lâm sàng dựa vào chỉ số nhân trắc BMI. Kết quả: Tuổi trung bình 53,4 ± 8,3 năm, chủ yếu độ tuổi từ 40 - 60 tuổi (80%), nam chiếm chủ yếu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (BMI < 18,5) gặp 36% số trường hợp (nhẹ 32%, vừa 4%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng gặp cao hơn có ý nghĩa ở nhóm xơ gan do rượu so với ở nhóm xơ gan do viêm gan vi rút. Thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng có liên quan đến mức độ xơ gan theo Child Pugh. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng với nhóm tuổi, địa dư, có ung thư gan kèm theo hay không. Kết luận: Gặp tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở bệnh nhân xơ gan. Nghiện rượu, thời gian mắc bệnh, mức độ xơ gan nặng là những yếu tố làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Do vậy ngoài điều trị thuốc, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đào Văn Long (2012) Xơ gan. Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 9-16.
3. Nusrat S, Khan MS, Fazili J et al (2014) Cirrhosis and its complications: evidence based treatment. World J Gastroenterol, 20(18): 5442-5460.
4. Nguyễn Thanh Liêm, Hà Xuân Mai (2013) Khảo sát thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân xơ gan tại Khoa Nội Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học Thực Hành, số 12, tr. 28-30.
5. Calmet F, Martin P, Pearlman M (2019) Nutrition in patients with cirrhosis. Gastroenterology & Hepatology 5: 248-254.
6. Hiroki N, Yukio O (2015) Liver cirrhosis: Evaluation, nutrition status and prognosis. Mediators of Imflamation.
7. Butt S, Ahmed P, Liaqat P et al (2009) A study of malnutrition among chronic liver disease patients. Parkistan Journal of Nutrition 8(9): 1465-1471.
8. Kally C, Samuel SL, Maitrayi R (2012) Prevalence and mechanisms of malnutrition in patients with advanced liver disease, and nutrition management stratagies. Clinical Gastroenterology ad Hepatology 10: 117-125.
9. Om Parkash O, Wasim Jafri, Munir SM and Romania Iqbal (2018) Assessments of malnutrition in patients with liver cirrhosis using protein calorie malnutrition (PCM) score verses bio-electrical impedance analysis (BIA). BMC Research Notes 11: 545.
10. Teiusanu A, Andrei M, Arbanas T et al (2012) Nutritional status in cirrhotic patients. Medica-a Journal of Clinical Medicine 7(4): 284-289.
11. Italian Multicentre Cooperative Project on nutrition in liver cirrhosis (1994) Nutritional status in cirrhosis. Journal of Hepatology 21(3): 317-325.
12. Nishikawa H, Yoh K, Enomoto H (2016) Factors associated with protein-energy malnutrition in chronic liver disease. Medicine 95(2): 1-7, doi: 10.1097/MD.0000000000002442.
13. Kamran U, Towey J, Khanna A et al (2020) Nutrition in alcohol-related liver disease: Physiopathology and management. World J Gastroenterol 26(22): 2916-2930.
14. Maurizio Muscaritoli, Simone Lucia, Alessio Farcomeni et al (2017) Prevalence of malnutrition in patients at first medical oncology visit: The PreMiO study. Oncotarget 8(45): 79884-79896.