Đánh giá kết quả áp dụng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật tuyến giáp không sử dụng kháng sinh

  • Nguyễn Viết Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Bắc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thủy Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Khánh Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật tuyến giáp, không sử dụng kháng sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả áp dụng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong phẫu thuật tuyến giáp không sử dụng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp: 191 bệnh nhân (BN) ASA: I, II tuổi từ 17 đến 83, có chỉ định phẫu thuật tuyến giáp theo chương trình được áp dụng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chuẩn tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, không dùng kháng sinh trong phẫu thuật. Nếu có biến chứng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn toàn thân hay tại chỗ sẽ được chuyển sang dùng kháng sinh điều trị. Kết quả: Thứ tự mổ đầu tiên là 30,36%, ở lượt thứ 2 trong bàn mổ là 26,17%, tỷ lệ này giảm dần ở lượt thứ 5 là 9,42% và lượt thứ 6 chỉ còn 0,52%. Thời gian phẫu thuật trung bình 91,14 ± 25,54 phút, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 3,59 ± 0,79 ngày. Không có BN nào bị sốt hay nhiễm khuẩn vết mổ. Tỷ lệ liền vết mổ kỳ đầu chiếm tỷ lệ 99,89%. Bệnh nhân không dùng kháng sinh là 184 chiếm tỷ lệ 96,34%. Có 7 bệnh nhân phải dùng kháng sinh điều trị sau mổ để phòng ngừa vì lý do chảy máu vết mổ, có cơn tetani và rò dưỡng chấp chiếm tỷ lệ 3,66%. Kết luận: Với quy trình kiểm soát chống nhiễm khuẩn chặt chẽ tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có thể áp dụng mô hình không sử dụng kháng sinh cho các phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp mà không có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hiền Lương (2012) Nghiên cứu đánh giá sử dụng KS tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 - 2011. Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Mạnh (2018) Phân tích sử dụng KS trênBNphẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối. Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội.
3. Phạm Hải Yến, Trần Thị Thu Trang (2015) Công tác điều dưỡng trong sử dụng KS dự phòng trong điều trị một số bệnh sản phụ khoa tại Bệnh Viện Quân y 103. Tạp chí Điều Dưỡng Việt Nam, số 11-2015, tr. 34-37.
4. Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Văn Khôi (2010) Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng KS dự phòng trong phẫu thuật sạch và sạch nhiễm tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thực hành, số 723-6/2010, tr. 4-7.
5. Anna Fachinetti, Corrado Chiappa et al (2017) Antibiotic prophylaxis in thyroid surgery. Gland Surg 6(5): 525-529.
6. Nicola A, Alessandro S, Roberto C et al (2009) Antibiotic prophylaxis in thyroid surgery: A preliminary multicentric italian experience. Ann Surg Innov Res 3: 10.
7. Qian Qin, Hong Li, Li-Bin Wang, Ai-Hui Li et al (2014) Thyroid surgery without antibiotic prophylaxis: Experiences with 1,030 Patients from a Teaching Hospital in China. World Journal of Surgery 38: 878-881.
8. Qiang Lu, Shu-Quin Xie, Si-YuanChen et al (2014) Experience of 1166 thyroidectomy without use of prophylactic Antibiotic. BioMed Research International Clinical Study: 758432/5.