Một số yếu tố liên quan đến tính tự chủ chuyên nghiệp trong thực hành điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 211 năm 2020

  • Nguyễn Thị Kim Oanh Bệnh viện Quân y 211
  • Nguyễn Thị Chanh Bệnh viện Quân y 211

Main Article Content

Keywords

Tự chủ chuyên nghiệp, môi trường thực hành điều dưỡng, hợp tác giữa điều dưỡng và bác sĩ, Bệnh viện Quân y 211

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mức độ tự chủ chuyên nghiệp và điều tra các yếu tố liên quan đến tự chủ chuyên nghiệp điều dưỡng của điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 211 năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tương quan và cắt ngang trên 120 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa nội trú và có hơn một năm làm việc, thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 8/2020. Kết quả: Điểm trung bình của tự chủ trong thực hành điều dưỡng 3,95 ± 0,39, đạt mức độ tự chủ cao. Sự hợp tác giữa điều dưỡng và bác sĩ (CASCD) được thể hiện ở mức độ cao với tổng điểm trung bình (5,81 ± 0,77) và tương quan thuận với tự chủ (r = 0,188, p<0,05). Môi trường thực hành điều dưỡng (B-PEM) ở mức vừa (3,5 ± 0,37) và có ý nghĩa với tự chủ chuyên nghiệp (p<0,05) và tương quan thuận (r = 0,3). Kết luận: Mức độ tự chủ chuyên nghiệp (DPBS) của các điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 211 ở mức cao. Tất cả các lĩnh vực sẵn sàng, trao quyền, thực tế và đánh giá đều ở mức độ cao. Các yếu tố liên quan đến tự chủ chuyên nghiệp là tuổi, môi trường làm việc, nhiều năm làm điều dưỡng thực hành và nhiều năm làm công việc hiện tại, vị trí công việc, hợp tác điều dưỡng - bác sĩ, môi trường thực hành điều dưỡng. Sự hợp tác giữa điều dưỡng và bác sĩ ở mức độ cao và liên quan đến tự chủ chuyên nghiệp điều dưỡng. Môi trường thực hành điều dưỡng ở mức độ vừa và có liên quan đến tự chủ chuyên nghiệp điều dưỡng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Amini et al (2015) Nurses’ autonomy level in teaching hospitals and its relationship with the underlying factors: Nurses’ autonomy and relating factors. International Journal of Nursing Practice: 21, from https://doi.org/10.1111/ijn.12210.
2. Bahadori et al (2009) Level of autonomy of primary care nurse practitioners. Journal of the American Academy of Nurse Practitioners: 21. from https://doi.org/10.1111/j.1745-7599.2009.00437.
3. Currie V et al (2005) Relationship between quality of care, staffing levels, skill mix and nurse autonomy: literature review. Journal of Advanced Nursing51: 73-82.
4. Dempster JS (1990) Autonomy in practice: Conceptualization, construction, and psychometric evaluation of an empirical instrument. University of San Diego.
5. Dempster JS (1994) Autonomy: A professional issue of concern for nurse practitioners. In Nurse Practitioner Forum 5(4): 227-232.
6. Georgiou et al (2017) Nurse-physician collaboration and associations with perceived autonomy in Cypriot critical care nurses: Collaboration and autonomy in intensive care nurses in Cyprus. Nursing in Critical Care: 22, from https://doi.org/10.1111/nicc.12126.
7. Labrague et al (2019) Predictors and outcomes of nurse professional autonomy: A cross-sectional study: Nurse professional autonomy. International Journal of Nursing Practice: 25, from https://doi.org/10.1111/ijn.12711.