Một số nhận xét về công tác chăm sóc điều dưỡng và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Dương Minh Chúc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Thương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, phục hồi chức năng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu là 89 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019. Kết quả: Tuổi mắc bệnh đa số từ 41 - 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 71,9%. Bệnh nhân nam chiếm đa số với tỷ lệ nam/nữ là 72/17. Bệnh lý hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi chiếm tỷ lệ cao 71,9%. Tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng trước mổ còn thấp 53,9%. 100% bệnh nhân được điều dưỡng chăm sóc, theo dõi, dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh ngay sau phẫu thuật đúng quy trình. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy mức độ đau nặng không gặp bệnh nhân nào, mức độ đau nhẹ chiếm tỷ lệ cao 85,4% bệnh nhân. Bệnh nhân tự đi bộ trên đường thẳng với sự hỗ trợ của nạng chiếm tỷ lệ 100%. Nhóm bệnh nhân được hướng dẫn tập phục hồi chức năng đúng quy trình có kết quả tốt hơn nhóm tập không đúng quy trình. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình chăm sóc điều dưỡng và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng của chúng tôi đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, cần tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Đắc Việt, Lưu Hồng Hải, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng (2015) Đánh giá kết quả thay khớp háng háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn IV, V, VI. Tạp chí Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, tr. 196-201.
2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng. Bộ Y tế, 2016, tr. 149-152.
3. Gould D et al (2001) Visual Analogue Scale (VAS). Journal of Clinical Nursing 10: 697-706.
4. Gausden EB, Parhar HS, Popper JE, Sculco PK, Rush BNM (2018) Risk factors for early dislocation following primary elective total hip arthroplasty. J Arthroplasty 33(5): 1567-1571.
5. Jacob M (2013) Biomechanics of failure modalities in total hiparthroplasty. This dissertation is available at Iowa Research Online: http://ir.uiowa.edu/etd/2487.
6. Monera BA, Shemey E, and Om Ebrahiem AE Elsaay (2015) Efficacy of implementing nursing care Protocol on total hip replacement patient’s outcome in Orthopedic Department at Tanta University Hospital. IOSR Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS): 2320-1959; 2320–1940, 4(5): 118-132 www.iosrjournals.org
7. Total Hip Replacement Exercise Guide. Operation Walk(2018). p. http:/ www. Operationwalk. com.