Bước đầu xây dựng bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng và kiểm định giá trị nội dung của bộ công cụ ban đầu đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng làm việc tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát các tài liệu hiện hành xây dựng danh mục ban đầu, xin ý kiến 09 chuyên gia bao gồm giảng viên điều dưỡng, điều dưỡng lâm sàng, nhà quản lý điều dưỡng. Tiến hành theo 2 bước: Bước 1. Xác định khái niệm, cấu trúc khung năng lực, xây dựng danh mục ban đầu. Bước 2. Kiểm định giá trị nội dung danh mục ban đầu qua xin ý kiến các chuyên gia đánh giá theo chỉ số CVI. Kết quả: 1) Xây dựng được danh mục ban đầu của bộ công cụ đo lường năng lực giáo dục sức khỏe với tổng số 53 tiểu mục trên 3 lĩnh vực: kiến thức (17 tiểu mục), kỹ năng (28 tiểu mục), thái độ (8 tiểu mục). 2) Kiểm định giá trị nội dung qua xin ý kiến chuyên gia cho thấy: 3 lĩnh vực đạt mức chấp nhận được với chỉ số S-CVI/Ave trong khoảng 0,93 đến 0,97; 51 tiểu mục đạt mức chấp nhận được (với chỉ số I-CVI ≥ 0,78) hình thành bộ công cụ ban đầu. Kết luận: Bộ công cụ ban đầu đo lường năng lực giáo dục sức khỏe của điều dưỡng gồm 51 tiểu mục đảm bảo giá trị nội dung, có thể sử dụng để tiếp tục thực hiện kiểm định giá trị cấu trúc và độ tin cậy.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2021), Thông tư 31 /2021/TT-BYT "Qui định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện”. chủ biên.
3. Bộ Y tế (2016) Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. chủ biên.
4. Nguyễn Thị Thu Hằng Bùi Thị Thuỷ, Cao Thị Hoa, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Công Cường, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hoài Phương và cộng sự (2019) Thực trạng công tác tư vấn - giáo dục sức khoẻ của Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng trực thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương.
5. Nguyễn Thị Thủy (2019) Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về hoạt động hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại một số khoa lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Trung tâm phát triển nhân lực và hỗ trợ hành nghề y tế - Tổng hội Y học Việt Nam (2019), Tài liệu đào tạo Sư phạm Y học cơ bản.
7. Anne -Louise Bergh and al (2015) Nurses’ Patient Education Questionnaire-development and validation process. Journal of Research in Nursing 20: 181-200.
8. Virpi Kemppainen and al (2012) Nurses’ roles in health promotion practice: Integrative review. Health Promotion International 28.
9. The Singapore Nursing Board (2018) Core Competencies for Registered Nurse.
10. Torsten B Neilands, Godfred O Boateng, Edward A Frongillo, Hugo R Melgar-Quiñonez and Sera L Young (2018) Best Practices for Developing and Validating Scales for Health, Social, and Behavioral Research: A Primer. Frontiers in public health 6: 149.
11. The Nursing Council of Hong Kong (2012) Core-Competencies for Registered Nurses (General).
12. Dean Whitehead María Pueyo-Garrigue Miren Idoia Pardavila-Belio, Nuria Esandi, Ana Canga-Armayor, Paula Elosua, Navidad Canga-Armayor (2021) Nurses’ knowledge, skills and personal attributes for competent health education practice: An instrument development and psychometric validation study. J Adv Nurs 77: 715-728.
13. World Health Organizaton (2012) Health education: theoretcal concepts, efectve strategies and core competencies: A foundaton document to guide capacity development of health educators/World Health Organizaton. Regional Ofce for the Eastern Mediterranean
14. Huei‐Lih Hwang, Mei‐Ling Kuo MS, Chin‐Tang Tu PhD (2017) Health education and competency scale: Development and testing. Journal of Clinical Nursing 27(3-4).
15. Muhamad Saiful Bahri Yusof (2019) ABC of content validation and content validity index calculation. Education in Medicine Journal 11(2): 49-54.
16. Michael TK (2021) A Practical Guide to Instrument Development and Score Validation in the Social Sciences. The MEASURE Approach, Practical Assessment, Research & Evaluation 26.