Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đăng Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thuý Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Hoài Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Khánh Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư đại trực tràng, dinh dưỡng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 61 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình 63,2, bệnh nhân nam chiếm 65,6%. Có 29,5% suy dinh dưỡng (SDD) theo BMI trước phẫu thuật, tăng lên 36,1% sau phẫu thuật. Đánh giá theo SGA, trước phẫu thuật có 26,2% SDD mức độ vừa và 8,2% SDD nặng, tỷ lệ này sau phẫu thuật lần lượt là 41,0% và 9,8%. Tất cả các trường hợp mổ cấp cứu và ung thư giai đoạn IV đều có tình trạng SDD sau mổ. Không có sự liên quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ biến chứng sau mổ ở nhóm có và không SDD (p>0,05). Kết luận: Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao ở những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá và lên kế hoạch can thiệp dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Rebecca LS, Kimberly DM, Ahmedin J (2019) Cancer statistics, 2019. CA Cancer J Clin 69(1): 7-34.
2. Luiza Regina LS, Antonio LF, Livia Cristina LS, (2014) Immediate preoperative nutritional status of patients with colorectal cancer: A warning. Arquivos de Gastroenterologia 51(4): 331-336.
3. Seija K, Liv A, Britta B (2009) Early assessment of nutritional status in patients scheduled for colorectal cancer surgery. Gastroenterol Nurs 32(4): 265-270.
4. Gupta D, Lis CG, Granick J et al (2006) Malnutrition was associated with poor quality of life in colorectal cancer: A retrospective analysis. J Clin Epidemiol 59(7): 704-709.
5. Trần Thị Hằng (2017) Tình trạng dinh dưỡng của BN ung thư đại trực tràng trước và sau PT 7 ngày tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2016-2017. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Ngô Thị Linh và cộng sự (2020) Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của BN ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học cộng đồng, số 4 (57), tr. 83-89
7. Nguyễn Thị Thanh (2017) Thực trạng dinh dưỡng trước và sau PT của BN ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016- 2017. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Trịnh Hồng Sơn và cộng sự (2013) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày. Tạp chí Y học lâm sàng 10, tr. 3-7.