Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản ở bệnh nhân ung thư biểu mô vảy thực quản giai đoạn tiến triển xâm lấn tại chỗ

  • Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cường Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư thực quản, phẫu thuật nội soi cắt thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản trên những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn tiến triển có xâm lấn tại chỗ (T4a). Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021, 17 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn tiến triển có xâm lấn tại chỗ (T4a) đánh giá trong mổ đã được phẫu thuật nội soi 2 đường ngực-bụng, thay thực quản bằng ống dạ dày đặt sau xương ức. Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn bệnh, tai biến, biến chứng và tử vong sau mổ. Thời gian sống thêm sau mổ được phân tích theo Kaplan-Meier. Yếu tố tiên lượng được phân tích theo mô hình hồi qui Cox. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới với tổn thương mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào vảy. 94,1% bệnh nhân được điều trị kết hợp hoá xạ trị. Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán về độ sâu xâm lấn là 47,06%. Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán về tình trạng di căn hạch là 23,53%. Tất cả bệnh nhân được sử dụng đường hầm sau xương ức đặt ống cuốn. Tỷ lệ diện cắt sạch khối u R0 đạt 94,1%. Số hạch trung bình vét được là 25,76 hạch, trong đó hạch dương tính trung bình là 1,18 hạch. Màng phổi là cơ quan bị xâm lấn nhiều nhất chiếm 64,6%. Biến chứng sau mổ: Khàn tiếng thường gặp nhất chiếm 17,6%. Thời gian theo dõi trung bình là 7,6 tháng. Tỷ lệ tử vong là 11,8%. Không có ca tái phát tại chỗ. Thời gian sống thêm trung bình là 17,28 tháng. Tỷ lệ sống thêm trung bình tại thời điểm 12 tháng sau mổ là 71,4%. Các yếu tố tuổi và tình trạng xâm lấn khối u, tình trạng di căn hạch không có giá trị tiên lượng sống sót (p>0,05). Kết luận: Ung thư thực quản giai đoạn T4a đánh giá trong mổ có tiên lượng sống dè dặt, tuy nhiên, phẫu thuật cắt thực quản là khả thi, an toàn. 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hiroshi Miyata et al (2012) Clinical relevance of induction triplet chemotherapy for esophageal cancer invading adjacent organs. Journal of surgical oncology 106(4): 441-447.
2. Ikeda K et al (2001) Chemoradiotherapy followed by surgery for thoracic esophageal cancer potentially or actually involving adjacent organs. Diseases of the Esophagus 14(3-4): 197-201.
3. Wendy LA, Maura SM, and Ken M (2003) Variability in the American Society of Anesthesiologists physical status classification scale. AANA journal 71(4): 265-276.
4. Thomas WR, Deepa TP, and Eugene HB (2017) AJCC/UICC staging of cancers of the esophagus and esophagogastric junction: Application to clinical practice. Annals of cardiothoracic surgery 6(2): 119.
5. Hironori T et al (2012) Multidetector-computed tomography attenuation values between the tumor and aortic wall in response to induction therapy for esophageal cancer and its predictive value for aortic invasion. Experimental and therapeutic medicine 3(2): 243-248.
6. Pierre AC et al (2009) The Clavien-Dindo classification of surgical complications: Five-year experience. Annals of surgery 250(2): 187-196.
7. Masayuki S et al (2015) Randomized study of low‐dose versus standard‐dose chemoradiotherapy for unresectable esophageal squamous cell carcinoma (JCOG0303). Cancer science 106(4): 407-412.
8. Giovanni DM et al (2007) Chemoradiotherapy followed by surgery for squamous cell carcinoma of the thoracic esophagus with clinical evidence of adjacent organ invasion. Journal of surgical oncology 95(3): 261-266.
9. Yu Ohkura et al (2019) Prognostic factors and appropriate lymph node dissection in salvage esophagectomy for locally advanced T4 esophageal cancer. Annals of surgical oncology 26(1): 209-216.
10. Akihiko O et al (2020) Salvage esophagectomy for initially unresectable locally advanced T4 esophageal squamous cell carcinoma. Esophagus 17(1): 59-66.
11. Ohtsu A et al (1999) Definitive chemoradiotherapy for T4 and/or M1 lymph node squamous cell carcinoma of the esophagus. J Clin Oncol 17(9): 2915-2921.
12. Bing-Yen Wang et al (2019) Comparison between esophagectomy and definitive chemoradiotherapy in patients with esophageal cancer. The Annals of thoracic surgery 107(4): 1060-1067.
13. Ronald Chow, et al (2021) Definitive chemoradiotherapy versus neoadjuvant chemoradiotherapy and esophagectomy for the treatment of esophageal and gastroesophageal carcinoma: A systematic review and meta-analysis. Radiotherapy and Oncology.