Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít ở trẻ em: Báo cáo trường hợp lâm sàng hiếm gặp
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít là tình trạng viêm đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ưa axít khu trú hoặc lan tỏa trong đường tiêu hóa. Bệnh có biểu hiện bằng một hoặc nhiều triệu chứng đường tiêu hoá khác nhau như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, đầy bụng hoặc kém hấp thu. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau phụ thuộc vào cơ quan, độ sâu lớp mô đích bị ảnh hưởng do thâm nhiễm bạch cầu ưa axít gây ra. Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít ở trẻ em thường kết hợp và/hoặc có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như chàm, hen, viêm mũi, dị ứng thực phẩm, thuốc. Trường hợp lâm sàng: Trẻ nam 6 tuổi được chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít, tăng IgE huyết thanh, có tiền sử liên quan đến ăn uống sữa bò. Bệnh nhi được điều trị bằng prednisolon liều 1mg/kg/24 giờ kết hợp thuốc ức chế bơm proton (PPIs) đường uống và loại bỏ hoàn toàn sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày trong 6 tuần. Kết quả sau 6 tháng ngưng điều trị prednisolon, các triệu chứng tiêu hóa, và số lượng bạch cầu ưa axít máu ngoại vi duy trì trong giới hạn bình thường. Kết luận: “Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít ở trẻ em là tình trạng viêm hiếm gặp”. Bệnh được chẩn đoán xác định dựa vào loại trừ các nguyên nhân tăng bạch cầu ưa axít khác và 3 đặc điểm: Triệu chứng đường tiêu hóa, sinh thiết thấy bạch cầu ưa axít thâm nhiễm mô dạ dày ruột, và tăng số lượng bạch cầu ưa axít ngoại vi. Corticoid kết hợp với chế độ ăn kiêng, loại bỏ các thành phần dị ứng là phương pháp kiểm soát triệu chứng hiệu quả và hữu ích nhất trong hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa axít liên quan đến dị ứng thực phẩm.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Faripour F, Allison S, George YW (2009) Eosinophilic digestive diseases: Eosinophilic esophagitis, gastroenteritis, and colitis. The Journal of the Formosan Medical Association 108(11): 834-843.
3. Alexandra Papadopoulo Eleni Koutri (2019) Eosinophilic gastrointestinal diseases in childhood. Review Ann Nutr Metab 4: 8-28.
4. Forbes D Furuta GT, Boey C, Dupont C, Putnam P, Roy S et al (2008) Eosinophilic gastrointestinal diseases working group. Eosinophilic gastrointestinal diseases. J Pediatr Gastroenterol Nutr 47(2): 234-238.
5. Hogan SP, Rothenberg ME, Forbes E et al (2004) Chemokines in eosinophil-associated gastrointestinal disorders. Curr Allergy and Asthma Reports (4): 74-82.
6. Jeffrey SH, Carlo DL, Miguel S et al (2016) Childhood functional gastrointestinal disorders: Child/adolescent. Gastroenterology 150: 1456-1468.
7. Shereen MRe (2009) Gastrointestinal manifestations of food allergy. Pediatr Health 3(3): 217-229.