Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt

  • Nguyễn Thế Vinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Phương Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hồng Thắm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Thanh Vân Viện Y học cổ truyền Quân đội

Main Article Content

Keywords

Suy dinh dưỡng, rối loạn nuốt, đột quỵ não cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang gồm 76 bệnh nhân đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt tại Khoa Đột quỵ  Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 64,36 ±12,93 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ đa số (75%). Nhóm Bệnh nhân nhẹ cân (BMI < 18,5), cao tuổi (> 80 tuổi) có nguy cơ SDD lớn hơn so với các nhóm bệnh nhân khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,04. Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng tính theo các chỉ số SGA, BMI và các chỉ số cận lâm sàng (HGB, protein, albumin) ở các thể đột quỵ nhồi máu não. Các bệnh nhân có tình trạng rối loạn nuốt vừa và nặng có nguy cơ cao tiến triển suy dinh dưỡng mức độ nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Wang Y, Lim LLY, Heller RF, Fisher J, Levi C (2003) A prediction model of 1-year mortality for acute ischemic stroke patients. Arch Phys Med Rehabil 84: 1006-1011.
2. Martino R, Foley N, Bhogal S, Diamant N, Speechley M, Teasell R (2005) Dysphagia after stroke - incidence, diagnosis, and pulmonary complications. Stroke 36: 2756-2763.
3. Gordon C, Langton-Hewer R, Wade DT (1987) Dysphagia in acute stroke. Br Med J 295: 411-414.
4. Barer DH, The natural history and functional consequences of dysphagia after hemisphere stroke. J Neurol Neurosurg Psychiatry.
5. Axelsson K, Asplund K, Norberg A, Eriksson S (1989) Eating problems and nutritional status during hospital stay of patients with severe stroke. J Am Diet Assoc 89: 1092-1096.
6. Wade DT, Langton-Hewer R (1987) Motor loss and swallowing difficulty after stroke: Frequency, recovery, and prognosis. Acta Neurol Scand 76: 50-54.
7. Finestone H M, Greene-Finestone LS, Wilson E S, Teasell R W (1995) Malnutrition in stroke patients on the rehabilitation service and at follow-up: prevalence and predictors. Arch Phys Med Rehabil 76(4): 310-316.
8. Smithard D G, O'Neill P A, Parks C, Morris J (1996) Complications and outcome after acute stroke. Does dysphagia matter? Stroke 27(7): 1200-1204.
9. Aliasghari F, Izadi A, Khalili M, Farhoudi M et al (2019) Impact of premorbid malnutrition and dysphagia on ischemic stroke outcome in elderly patients: A community-based study. J Am Coll Nutr 38(4): 318-326.