Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tử vong sau đột quỵ chảy máu não

  • Nguyễn Mạnh Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đình Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Cẩm Diệu Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Đình Tuấn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Huy Ngọc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

NT-proBNP, đột quỵ chảy máu não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tử vong sau đột quỵ chảy máu não. Đối tượng và phương pháp: Gồm 110 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ chảy máu não, điều trị tại Trung tâm Đột quỵ-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 10/2015 đến tháng 08/2019, đánh giá mức độ tổn thương theo các thang điểm (đánh giá ý thức theo thang điểm Glasgow, mức độ nặng theo thang điểm NIHSS, sức cơ theo thang điểm Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh, mức độ tàn tật theo thang điểm tàn tật Rankin sửa đổi), xác định mối liên quan của NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng và tìm mối liên quan của NT-proBNP, một số đặc điểm lâm sàng trong tiên lượng tử vong sau đột quỵ chảy máu não. Kết quả và kết luận: Nồng độ NT-proBNP có liên quan với tình trạng nặng của đột quỵ chảy máu não, đánh giá theo điểm Glasgow, điểm NIHSS và thể tích khối máu tụ. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi, ở cả hai giới nam và nữ, có tăng huyết áp, đái tháo đường và điểm Glasgow > 8 điểm, điểm NIHSS ≤ 15 điểm thì nồng độ NT-proBNP ở nhóm tử vong cao hơn so với nhóm sống sót, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Keep RF, Hua Y, Xi G (2012) Intracerebral haemorrhage: Mechanisms of injury and therapeutic targets. Lancet Neurol 30: 234-240.
2. Mạc Văn Hòa, Cao Phi Phong (2011) Nghiên cứu thang điểm chảy máu não trong tiên lượng bệnh nhân chảy máu não tự phát do tăng huyết áp. Tạp chí Y học, TP. HCM, Tập 15, số 1, tr. 596-602.
3. Zeynep Cak, Ayhan Saritas, Mucahit Emet (2010) A prospective study of brain natriuretic peptide levels in three subgroups: Stroke with hypertension, stroke without hypertension, and hypertension alone. Annal of India Acad Neurol 13(1): 47-51.
4. Fei Li, Qian Xue Chen, Shou Gui Xiang et al (2016) N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide concentrations after hypertensive intracerebral hemorrhage: Relationship with hematoma size, hyponatremia, and intracranial pressure. Journal of Intensive Care Medicine: 1-7.
5. Huỳnh Thị Thanh Thủy và Nguyễn Minh Đức (2017) Nghiên cứu nồng độ Pro-BNP huyết thanh trên bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 12, Số đặc biệt 12/2017.
6. Tiago Gregorio , Inês Albuquerque et al (2019) NT-pro-BNP correlates with disease severity and predicts outcome in cerebral haemorrhage patients: Cohort study. J neurol Sci 399: 51-56.
7. Fei Li, Qian Xue Chen, Shou Gui Xiang et al (2017). The role of N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide in evaluating the prognosis of patient with intracerebral hemorrhage. J Neuro.
8. Teresa Gacía-Berrocoso, Thorleif Etgen, Jesper K. Jensen et al (2013) B-type natriuretic peptide and mortality after stroke. Neurology 81: 1976-1985.