Hiệu quả chăm sóc tổn thương da bằng gạc polyurethane trong hội chứng Lyell

  • Lê Thị Lài Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Phương Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cù Kim Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thắm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hội chứng Lyell, gạc polyurethane

Tóm tắt

Hội chứng Lyell hay còn gọi là hoại tử thượng bì nhiễm độc (Toxic epidermal necrolysis-TEN) là một phản ứng nặng của da, niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì. Tiên lượng của hội chứng Lyell rất nặng, tỷ lệ tử vong khoảng > 30%, do nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết, rối loạn điện giải, suy gan, thận. Chăm sóc tổn thương da đóng vai trò rất quan trọng với mục đích đảm bảo tránh tổn thương lan rộng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm đau và hỗ trợ lành vết thương. Chúng tôi báo cáo ca bệnh được chẩn đoán xác định hội chứng Lyell, có kế hoạch điều trị, chăm sóc tổn thương da bằng gạc polyurethane, sau đợt điều trị 25 ngày bệnh nhân ra viện và không để lại di chứng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cát Vân Anh, Nguyễn Văn Đoàn (2012) Triệu chứng lâm sàng và tổn thương kết mạc trên bệnh nhân dị ứng thuốc. Tạp chí Nghiên cứu Y học 80(3), tr. 113-118.
2. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 771-773.
3. Bộ Y tế (2016) Dị ứng thuốc. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr .17-29.
4. Nguyễn Văn Đoàn (2011) Dị ứng thuốc. Nhà xuất bản Y học, tr. 203-207.
5. Mockenhaupt M, Viboud C, Dunant A (2008) Stevens-johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis: Assessment of medication risks with emphasis on recently marketed drugs. the euroscar-study. Journal of Investigative Dermatology 128: 35-44.
6. Sahar K, Palioura S, Saeed HN et al (2016) Stevens-Johnson Syndrome/Toxic epidermal necrolysis a comprehensive review and guide to therapy. I. Systemic Disease. Ocul Surf 14(1): 2-19.
7. Dirk T Ubbink, Hester Vemeulen RN (2008) Occlusive vs gauze dressing for local wound care in surgical patients: A randomized clinical trial. Arch surg 143(10): 950-955.
8. Guest JF, Ruiz F (2005) Modelling the cost implications of using carboxymethylcellulose dressing with gauze in the management of surgical wounds healing by secondry intention in the US and UK. Curr med res opin 21(2) 281-290.
9. Robinson BJ (2009) The use of a hydrofibre dressing in wound management. J wound care 9 (1): 32-34.