Đặc điểm độ phân bố kích thước bạch cầu đơn nhân (MDW) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Nguyễn Ngọc Uyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Ngọc Sơn Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Phi Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Bạch Mai
  • Lương Quốc Chính Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Tuấn Tùng Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thế Anh Bệnh viện Quân y 110

Main Article Content

Keywords

Độ phân bố kích thước bạch cầu đơn nhân (MDW), nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm độ rộng phân bố kích thước bạch cầu đơn nhân (MDW - Monocyte distribution width) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên bệnh nhân (≥ 18 tuổi) nhập Trung tâm Cấp cứu A9 từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2022 được làm công thức máu toàn bộ và MDW. Tổng số 606 bệnh nhân được được đưa vào nghiên cứu chia làm 2 nhóm: 144 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH) theo tiêu chuẩn Sepsis-3 và 462 bệnh nhân nhóm chứng không bị nhiễm khuẩn huyết. Kết quả: Giá trị MDW ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (31,16 ± 8,22) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không nhiễm khuẩn huyết (18,92 ± 2,86), p<0,001. MDW ở nhóm suy từ 2 tạng trở lên là 34,74 ± 9,49 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm rối loạn chức năng < 2 tạng là 28,67 ± 6,12 (p<0,001). MDW ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn (38,74 ± 8,95) cao hơn có ý nghĩa so với so với nhóm không sốc nhiễm khuẩn là (28,34 ± 5,83) (p<0,001). MDW ở nhóm tử vong (38,94 ± 10,04) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sống (29,60 ± 6,86) (p<0,001). Kết luận: Giá trị MDW ở nhóm nhiễm khuẩn huyết cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không nhiễm khuẩn huyết. MDW tăng theo mức độ nặng của nhiễm khuẩn huyết (MDW cao hơn ở nhóm tử vong, nhóm suy đa tạng và sốc nhiễm khuẩn so với nhóm sống, nhóm không suy đa tạng và không sốc nhiễm khuẩn).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013) Nghiên cứu giá trị tiên lượng các cytokine TNF-, IL -6, IL -10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Crouser ED, Parrillo JE, Martin GS et al (2020) Monocyte Distribution Width Enhances Early Sepsis Detection in the Emergency Department Beyond SIRS and qSOFA, Journal Intensive Care 8: http 33.doi: 10.1186/s40560-020-00446.
3. Crouser ED, Parrillo JE, Seymour CW et al (2019) Monocyte distribution width: A novel indicator of sepsis-2 and sepsis-3 in high-risk emergency department patients. Crit Care Med 47(8): 1018-1025.
4. Crouser ED et al (2017) Improved early detection of sepsis in the ED with a novel monocyte distribution width biomarker. 152 (3): 518-526.
5. David J Sturgess, Thomas H Marwick et al (2010) Prediction of hospital outcome in septic shock: A prospective comparison of tissue Doppler and cardiac biomarkers. Crit Care 14(2): 44.
6. Woo A, Oh DK, Park CJ, Hong SB (2021) Monocyte distribution width compared with C-reactive protein and procalcitonin for early sepsis detection in the emergency department. PLoS One 16(4): 0250101. doi:10.1371/journal.pone.0250101.
7. Luisa Agnello et al (2020) Monocyte distribution width (MDW) as a screening tool for sepsis in the Emergency Department. Clin Chem Lab Med 58(11): 1951-1957.
8. Mardi D, Fwity B, Lobmann R, Ambrosch (2010) A Mean cell volume of neutrophils and monocytes compared with C-reactive protein, interleukin-6 and white blood cell count for prediction of sepsis and nonsystemic bacterial infections. Int J Lab Hematol 32: 410-418.
9. Rudd, et al(2020) Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: Analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet Jan 18: 200-211.
10. Juehui Wu, Laisheng Li et al (2022) Diagnostic and prognostic value of monocyte distribution width in sepsis. J Inflamm Res 15: 4107-4117.