Phẫu thuật nội soi làm đường hầm sau xương ức trong cắt thực quản nội soi 2 đường ngực-bụng điều trị ung thư thực quản
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả làm đường hầm sau xương ức bằng phẫu thuật nội soi trong cắt thực quản nội soi 2 đường ngực-bụng, thay thực quản bằng ống dạ dày. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021, 51 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi 2 đường ngực bụng, cắt thực quản, thay thực quản bằng ống dạ dày đặt sau xương ức. Đường hầm sau xương ức được làm bằng phẫu thuật nội soi trong thì bụng sau khi tạo ống dạ dày. Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn bệnh, đặc điểm kỹ thuật tạo đường hầm, tai biến, biến chứng và tử vong phẫu thuật, kết quả sớm sau mổ. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Tất cả bệnh nhân nam. Tuổi trung bình là 56,73 tuổi. Vị trí tổn thương 1/3 giữa chiếm đa số. 70,6% bệnh nhân được điều trị hoá xạ trị tiền phẫu. Thời gian phẫu thuật trung bình là 315,47 phút. Kĩ thuật làm miệng nối bằng máy nối tròn tại cổ chiếm 84,3% bệnh nhân. Gây mê bằng ống nội khí quản 1 nòng chiếm 72,5%. Kết quả giải phẫu bệnh: Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn T1, T2, T3, T4a và T4b lần lượt là 23,5%, 23,5%, 31,4%, 7,8%, 11,8% và 2,0%. Số hạch vét được trung bình là 22,08 hạch, số hạch di căn trung bình là 0,63 hạch. Thời gian trung bình nội soi làm đường hầm là 17,59 phút. Tổn thương rách màng phổi và rách màng tim chiếm 4,0% bệnh nhân. 74,7% bệnh nhân không phải nằm ICU. Thời gian nằm viện trung bình là 14,12 ngày. Tỷ lệ rò miệng nối cổ là 15,7%. Tỷ lệ rò dưỡng chấp là 5,9%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi làm đường hầm sau xương ức là phương pháp khả thi, an toàn trong phẫu thuật nội soi 2 đường ngực bụng cắt thực quản, thay thực quản bằng ống dạ dày đặt sau xương ức
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Gronnier C, Collet D (2021) New trends in esophageal cancer management. Cancers (Basel) 13(12):3030. doi: 10.3390/cancers13123030.
3. Amit Javed, Anil K Agarwal (2013) Total laparoscopic esophageal bypass using a colonic conduit for corrosive-induced esophageal stricture. Surgical endoscopy 27(10): 3726-3732.
4. Mark BO, Herbert S (1975) Substernal gastric bypass of the excluded thoracic esophagus for palliation of esophageal carcinoma. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 70(5): 836-851.
5. Yuji Tachimori et al (2018) Comprehensive registry of esophageal cancer in Japan, 2011. Esophagus 15(3): 127.
6. Tomoyoshi Takayama et al (2011) Intrathoracic hernia of a retrosternal colonic graft after esophagectomy: Report of a case. Surgery today 41(9): 1298-1301.
7. Noriyuki Yamamura et al (2006) A case of intrathoracic hernia of jejunal pull-up through retrosternal space after subtotal esophagectomy for esophageal cancer. Jpn J Gastroenterol Surg 39: 153-157.
8. Abe N Uemura, Kawakami T, Hosoi J, Ito T, Shimizu S, Clinical impact of intrathoracic herniation of gastric tube pull-up via the retrosternal route following esophagectomy. Digestive surgery 34(6): 483-488.
9. Benedetto M et al (2017) Laparoscopic retrosternal gastric pull-up for fistulized mediastinal mass. World journal of gastrointestinal surgery 9(3): 92.
10. Hong Hu et al (2012) Modifications in retrosternal reconstruction after oesophagogastrectomy may reduce the incidence of anastomotic leakage. European journal of cardio-thoracic surgery 42(2): 359-363.