Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép ở bệnh nhân nhận thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ghép thận, rối loạn chức năng thận ghép

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu nghiên cứu những yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu 94 bệnh nhân ghép thận tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 12/2016 đến 06/2022. Bệnh nhân được theo dõi sức khoẻ định kỳ mỗi tháng, thu thập các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng và tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Xử lý số liệu bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences 26 (IBM SPSS Statistics 26). Kết quả: Yếu tố có liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép là: phương pháp điều trị trước ghép (Odds Ratio: 1,144, 95% Confidence Interval: 0,257-5,099; p=0,004), tình trạng nhiễm trùng căn nguyên do virus (Odds Ratio: 3,778, 95% Confidence Interval: 0,691-20,604; p=0,001), tình trạng nhiễm trùng căn nguyên do vi khuẩn (Odds Ratio: 1,011; 95% Confidence Interval: 0,893-1,145, p=0,04). Kết luận: Các yếu tố về phương pháp điều trị trước ghép, tình trạng nhiễm virus, tình trạng nhiễm vi khuẩn là có liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép. Xác định được các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép có thể giúp bác sỹ có được phương pháp điều trị rối loạn chức năng thận.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lamb K, Lodhi S, and Meier‐Kriesche HU (2011) Long‐term renal allograft survival in the United States: A critical reappraisal. American journal of transplantation 11(3): 450-462.
2. Vanholder R et al (2005) Chronic kidney disease as cause of cardiovascular morbidity and mortality. Nephrology Dialysis Transplantation 20(6): 1048-1056.
3. Gondos A et al (2013) Kidney graft survival in Europe and the United States: strikingly different long-term outcomes. Transplantation 95(2): 267-274.
4. El‐Zoghby Z et al (2009) Identifying specific causes of kidney allograft loss. American Journal of Transplantation 9(3): 527-535.
5. Lim JH et al (2013) Risk factors for recurrent urinary tract infection in kidney transplant recipients. in Transplantation proceedings, Elsevier.
6. Molnar MZ et al (2012) Dialysis modality and outcomes in kidney transplant recipients. Clinical Journal of the American Society of Nephrology 7(2): 332-341.
7. Ness D and Olsburgh J (2020) Nhiễm trùng đường tiết niệu in kidney transplant. World Journal of Urology 38(1): 81-88.
8. Uhlig K, Levey AS, and Sarnak MJ (2003) Traditional cardiac risk factors in individuals with chronic kidney disease. In Seminars in dialysis.