Tổn thương thân não cấp tính trong rối loạn phổ viêm tuỷ thị thần kinh: Báo cáo chùm trường hợp lâm sàng và điểm y văn

  • Nguyễn Hồng Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Xuân Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Thúy Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Mơ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Rối loạn phổ viêm tuỷ thị thần kinh, tổn thương thân não

Tóm tắt

Rối loạn phổ viêm tuỷ thị thần kinh là một bệnh lý viêm miễn dịch qua trung gian kháng thể của hệ thần kinh trung ương, thường gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân, dẫn đến mất chức năng. Bên cạnh các hội chứng kinh điển là viêm tuỷ cấp và viêm thần kinh thị giác, với sự phát hiện ra kháng thể đặc hiệu kháng thụ thể aquaporin-4, bệnh cảnh lâm sàng của bệnh phổ viêm tuỷ thị thần kinh ngày càng được mở rộng, trong đó các triệu chứng đa dạng của tổn thương thân não. Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu đề cập đến tổn thương thân não trong bệnh lý phổ viêm tuỷ thị thần kinh. Chúng tôi xin trình bày loạt 3 trường hợp lâm sàng với tổn thương thân não trong rối loạn phổ viêm tuỷ thị thần kinh được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nội thần kinh-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cheng C et al (2016) The role of anti-aquaporin 4 antibody in the conversion of acute brainstem syndrome to neuromyelitis optica. BMC Neurol 16(1): 203.
2. Jacob A et al (2013) Current concept of neuromyelitis optica (NMO) and NMO spectrum disorders. J Neurol Neurosurg Psychiatry 84(8): 922-930.
3. Kremer L et al (2014) Brainstem manifestations in neuromyelitis optica: A multicenter study of 258 patients. Mult Scler 20(7): 843-847.
4. Lennon VA et al (2005) IgG marker of optic-spinal multiple sclerosis binds to the aquaporin-4 water channel. J Exp Med 202(4): 473-477.
5. Misu T et al (2005) Intractable hiccup and nausea with periaqueductal lesions in neuromyelitis optica. Neurology 65(9): 1479-1482.
6. Popescu BF et al (2011) Neuromyelitis optica unique area postrema lesions: Nausea, vomiting, and pathogenic implications. Neurology 76(14): 1229-1237.
7. Takahashi T et al (2008) Intractable hiccup and nausea in neuromyelitis optica with anti-aquaporin-4 antibody: A herald of acute exacerbations. J Neurol Neurosurg Psychiatry 79(9): 1075-1078.
8. Wingerchuk DM et al (1999) The clinical course of neuromyelitis optica (Devic's syndrome). Neurology 53(5): 1107-1114.
9. Wingerchuk DM et al (2006) Revised diagnostic criteria for neuromyelitis optica. Neurology 66(10): 1485-1489.