Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật 3D trong tạo hình xương hàm dưới bằng vạt xương mác tự do
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật 3D trong tạo hình xương hàm dưới bằng vạt xương mác tự do tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân được sử dụng vạt xương mác có ứng dụng kỹ thuật dựng hình 3D tạo hình các khuyết xương hàm dưới với việc sử dụng kỹ thuật số dựng hình xương hàm dưới, làm máng hướng dẫn, tính toán chiều dài cắt tối ưu cùng số lượng mảnh xương mác cần thiết và cách sắp xếp xương để tạo hình xương hàm dưới. Kết quả: 34/34 vạt sống toàn bộ. Thời gian phẫu thuật 4,50 ± 1,35 giờ, thời gian cắt đoạn xương mác theo máng hướng dẫn trung bình 22 ± 13,5 phút. Theo dõi từ 3 đến 18 tháng cho thấy 85,29% bệnh nhân có khuôn mặt cân đối, 86,66% khớp cắn đúng. Kết luận: Ứng dụng kỹ thuật số dựng hình và máng hướng dẫn trong phẫu thuật tạo hình có thể rút ngắn được thời gian phẫu thuật và cho kết quả được chính xác hơn các phương pháp tạo hình truyền thống.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Rose EH, Norris MS, Rosen JM (1993) Application of high-tech three dimensional imaging and computer generated models in compex facial reconstructions with vascularized bone grafts. Plast Reconstr Surg 91: 252-264.
3. Ren W, Gao L et al (2018) Virtual Planning and 3D printing modeling for mandibular reconstruction with fbula free flap. Med Oral Patol Oral Cir Bucal 217-218.
4. Kirke DN, Owen RP, Carrao V et al (2016) Using 3D computer planning for complex reconstruction of mandibular defects. Cancers Head Neck 1: 17.
5. Succo G, Berrone M, Battiston B et al (2015) Step-by-step surgical technique for mandibular reconstruction with fibular free flap: Application of digital technology in virtual surgical planning. Eur Arch OtoRhinoLaryngol 272: 1491-1501.
6. Foley BD, Thayer WP, Honeybrook A et al (2012) Mandibular reconstruction using computer-aided design and computer-aided manufacturing: An analysis of surgical results. J Oral Maxillofac Surg 71: 1-9.
7. Saini V, Gaba S, Shagun S et al (2019) Assessing the role of virtual surgical planning in mandibular reconstruction with free fibula osteocutaneous graft. The Journal of Craniofacial Surgery 30: 563-564.
8. Thankappan K, Trivedi NP, Subash P et al (2008) Three-dimensional computed tomography-based contouring of a free fibula bone graft for mandibular reconstruction. J Oral Maxillofac Surg 66: 2185-2192.