Đánh giá rối loạn lipid máu và mối liên quan với protein niệu 24 giờ ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính

  • Lê Duy Cương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Quân Vũ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Viết Tân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh thận mạn tính, rối loạn mỡ máu, protein niệu 24 giờ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu và mối liên quan rối loạn mỡ máu với protein niệu 24 giờ ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 bệnh nhân bệnh thận mạn tính > 18 tuổi, eGFR < 30ml/phút/1,73m2, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 7/2021 đến tháng 05/2022. Nhóm chứng là 50 người khỏe mạnh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại thời điểm bệnh nhân nhập viện qua phỏng vấn trực tiếp và hồ sơ khám bệnh. Các xét nghiệm được tiến hành tại Khoa Sinh hóa ngay khi bệnh nhân nhập viện. Kết quả: Có sự khác biệt chỉ số triglyceride và HDL-C với p<0,05 giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, sự khác biệt chỉ số cholesterol và LDL-C với p>0,05 giữa 2 nhóm nghiên cứu. Có tương quan thuận giữa triglyceride (p=0,0001 và r = 0,46), cholesterol (p=0,0001 và
r = 0,37) và tương quan nghịch giữa HDL-C (p=0,001 và r =-0,33) với protein niệu 24 giờ. Không có tương quan giữa LDL-C với protein niệu 24 giờ (p=0,929). Kết luận: Chỉ số triglyceride tăng và HDL-C giảm đáng kể, chỉ số cholesterol và LDL-C ít thay đổi ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Các chỉ số triglyceride, cholesterol có tương quan thuận, HDL-C có tương quan nghịch với protein niệu 24 giờ và LDL-C không có tương quan với protein niệu 24 giờ ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Tuấn (2021) Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ. Tạp chí Y học Việt Nam 498 (2), tr. 210-214.
2. Liyanage T, Ninomiya T, Jha V et al (2015) Worldwide access to treatment for end-stage kidney disease: A systematic review. Lancet 385(9981): 1975-1982.
3. Oley RN, Parfrey PS, Sarnak MJ (1998) Clinical epidemiology of cardiovascular disease in chronic renal disease. Am J Kidney Dis 32: 112-119.
4. Tsutomu H, Noriyuki S, Rieko K et al (2022) Dyslipidemia in diabetic kidney diseaseclassified by proteinuria and renal dysfunction: A cross-sectional study from a regionaldiabetes cohort. J Diabetes Investig 13(4): 657-667.
5. Sharanappa P, Ajith K, Sandhya S (2018) To evaluate Lipid Profiles in Patients with Chronic Kidney Disease in RajaRajeswari Medical College and Hospital, Bengaluru, Karnataka, India. The Journal of Medical Sciences 4(2): 31-34.
6. Mohammed GA, Mohammed OM, Fenk BM (2018) Dyslipidemia among Patients with End Stage Renal Disease on Maintenance Hemodialysis. Kurdistan Journal of Applied Research 2(4): 123-128.
7. Lee DM, Knight-Gibson C, Samuelsson O et al (2002) Lipoprotein particle abnormalities and the impaired lipolysis in renal insufficiency. Kidney Int 61: 209-218.
8. Sarnak MJ, Coronado BE, Greene T et al (2002) Cardiovascular disease risk factors in chronic renal insufficiency. Clin Nephrol 57: 327-335.
9. Matsushita¬¬¬CK, M van der Velde, Astor BC et al (2010) Chronic Kidney Disease Prognosis. Association of estimated glomerular filtration rate and albuminuria with all-cause and cardiovascular mortality in general population cohorts: A collaborative meta-analysis. Lancet 375: 2073-2081.