Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn tính bằng levocetirizin liều 10mg
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn tính bằng levocetirizin liều 10mg. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tự so sánh trước sau điều trị trên 40 bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám và điều trị tại Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 09/2021 đến tháng 6/2022. Bệnh nhân được điều trị với levocetirizin liều 10mg mỗi ngày trong 4 tuần. Mức độ hoạt động và điểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh được đánh giá sau mỗi tuần điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân mày đay mạn tính là 42,27 ± 15,37. Sau 4 tuần điều trị, chỉ số UAS giảm từ 4,58 ± 1,01 tại thời điểm trước điều trị xuống 1,33 ± 1,33 sau điều trị. Điểm chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt so với thời điểm trước nghiên cứu với điểm trung bình 31,50 ± 8,82. 45% bệnh nhân mày đay mạn tính đáp ứng tốt và không xuất hiện triệu chứng với liều levocetirizin 10mg mỗi ngày sau 04 tuần điều trị. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tác dụng gây buồn ngủ (12,5%). Kết luận: Levocetirizin liều 10mg có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh mày đay mạn tính.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Phan Quang Đoàn, Nguyễn Văn Đĩnh và Lê Anh Tuấn (2008) Tình hình mắc bệnh mày đay, phù quincke trong cộng đồng dân cư Hà Nội năm 2008. Y học thực hành, 1 (641+642), tr. 52-55.
3. Nguyễn Thị Liên (2019) Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn. Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
4. Zuberbier T et al (2018) The EAACI/GA²LEN/ EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria. Allergy, 73(7): 1393-1414.
5. Staevska M et al (2010) The effectiveness of levocetirizine and desloratadine in up to 4 times conventional doses in difficult-to-treat urticaria. Journal of Allergy and Clinical Immunology 125(3): 676-682.
6. Sarkar TK et al (2017) Effectiveness and safety of levocetirizine 10mg versus a combination of levocetirizine 5mg and montelukast 10mg in chronic urticaria resistant to levocetirizine 5mg: A double-blind, randomized, controlled trial. Indian J Dermatol Venereol Leprol 83(5): 561-568.
7. Thi HT et al (2019) The Efficacy of a Two-Fold Increase of H1-Antihistamine in the Treatment of Chronic Urticaria - the Vietnamese Experience. Open Access Maced J Med Sci 7(2): 259-263.
8. Sharma VK et al (2017) An open-label prospective clinical study to assess the efficacy of increasing levocetirizine dose up to four times in chronic spontaneous urticaria not controlled with standard dose. J Dermatolog Treat 28(6): 539-543.