Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Mạnh Hùng Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Áp xe, hàm mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi sau chích áp xe vùng hàm mặt tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 90 trẻ chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,3 lần, độ tuổi trẻ chủ yếu phải chích áp xe là độ tuổi từ 5-11 tuổi chiếm tỷ lệ 30%. Tỷ lệ ở thành phố chiếm tỷ lệ cao chiếm 74,4%. Chủ yếu vùng phải chích áp xe chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhi là vùng mang tai chiếm tỷ lệ 25,5%, tiếp theo là vùng bên họng 18,9%. Tỷ lệ bệnh nhi sốt khi vào viện chiếm tỷ lệ 96,7% sau khi chích tỷ lệ này giảm còn 85,6% và ra viện là 0%. Độ đau nhiều chiếm tỷ lệ lên đến 50%, tiếp theo là đau rất nhiều 25,6%. Kết quả nuôi cấy ghi nhận vi khuẩn hiếu khí có 31 mẫu (65,9%), vi khuẩn kị khí có 5 mẫu (10,6%) và hỗn hợp có 11 mẫu (25,2%). Kết luận: Độ tuổi trẻ hay gặp từ 5-11 tuổi, chủ yếu là áp xe vùng mang tai. Vi khuẩn kị khí chiếm 35,7%. Sau khi chích rạch, các triệu chứng tại chỗ và toàn thân đều hết khi xuất viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Bộ Y tế (2001) Sổ tay thực hành y tế học đường. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Trương Nhựt Khuê, Nguyễn Thanh Quang (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm vùng hàm mặt do răng tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ. Tạp chí Y học thực hành (1054), số 8/2017, tr. 248-251.
4. Duong M (2021) Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu-mặt-cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 5, 1 (tháng 2 2021).
5. Fomete B, Agbara R, Osunde DO, Ononiwu C. N. (2015) Cervicofacial infection in a Nigerian tertiary health institution: A retrospective analysis of 77 cases. Korean Assoc Oral Maxillofac Surg 41: 293-298.
6. Fereydoun P, Nima D, Mohadese A, Zahra M (2013) Pattern of odontogenic infections at a Tertiary Hospital in Tehran, Iran: A 10-year retrospective study of 310 patients. Journal of Dentistry Tehran University of Medical Sciences 10(4): 320-228.