Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá và van động mạch chủ bằng van nhân tạo cơ học On-X tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Ngô Phi Long Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Trường Giang Cục Quân y, Bộ Quốc phòng
  • Dương Đức Hùng Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Thay 2 van, van On-X, kết quả sớm

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm các bệnh nhân được phẫu thuật thay đồng thời van hai lá và van động mạch chủ bằng van On-X tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, 100 bệnh nhân có chỉ định và được phẫu thuật thay đồng thời van hai lá và van động mạch chủ tại Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2105 đến 9/2018, van On-X được lựa chọn, đánh giá sau ra viện. Kết quả: Tuổi 45,8 ± 9,6 năm (22-64 tuổi), nữ 48, nam 52. Triệu chứng khó thở (100%) với NYHA II (36%), NYHA III + IV (64%), rung nhĩ (67%). Siêu âm tim: Các buồng tim trái giãn: Thất trái tâm trương: 55,2 ± 8,9mm, nhĩ trái giãn: 53,8 ± 10,5mm. Tăng áp ĐMP (động mạch phổi): 47,2 ± 13,8mmHg. Trong mổ thay đồng thời van HL và van ĐMC bằng van On-X. Hậu phẫu: 1% chảy máu mổ lại, 3% tử vong sau mổ, tỷ lệ này tương đương các nghiên cứu khác. Đánh giá sau mổ: 97 bệnh nhân cơ năng cải thiện rõ: NYHA I (76,3%), tỷ lệ rung nhĩ giảm, van On-X hoạt động tốt. Kết luận: Bệnh nhân có tổn thương van hai lá và van động mạch chủ phối hợp thường có triệu chứng cơ năng nặng, rung nhĩ. Phẫu thuật thay van 2 van đồng thời mang lại lợi ích cải thiện cơ năng tốt, tử vong phẫu thuật 3%. Van On-X hoạt động tốt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Văn Hùng Dũng (2003) Đánh giá kết quả trung hạn của điều trị phẫu thuật bệnh ba van tim phối hợp. Luận văn Thạc sĩ y học, Chuyên nghành ngoại Lồng ngực, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
2. Lý Thúy Minh (2014) Theo dõi kết quả phẫu thuật thay van hai lá nhân tạo cơ học On-X bằng siêu âm Doppler tim. Luận án thạc sĩ y học, Chuyên nghành Nội, Đại Học Y Hà Nội.
3. Trần Quyết Tiến, Phạm Thọ Tuấn Anh và cộng sự (2005) Xử trí nhiều van tim trong mổ tim hở tại Bệnh viện Chợ rẫy trong hai năm 2003 và 2004. Thời sự Tim mạch học số 83-Tháng 1, tr. 17-20.
4. Phạm Nguyễn Vinh (2012) Bệnh van tim. Bệnh học tim mạch, Tập 2, Nhà xuất Bản Y học, tr. 11-49.
5. Kirklin and Barratt-Boyes (2013) Combined Aortic and Mitral valve disease with or without Tricupid valve diseases. Cardiac Surgery, 4th Edition, Elsevier Saunders, Chapter 13: 644-654.
6. On-X Life Technologies, Inc (2010) Clinical Comparison of FDA Approval Studies for Heart Valves with Implications for Cost of Complications. htpp//www.onxlti.com.
7. Nishimura RA et al (2017) 2017 AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease. Circulation 135:1159–1195. DOI: 10.1161/CIR .0000000000000503
8. Chambers JB et al (2013) Clinical event rates with the On-X bileaflet mechanical heart valve: A multicenter experience with follow-up to 12 years. J Thorac Cardiovasc Surg 145: 420-424.
9. Ozyurda U et al (2005) Early clinical experience with the On-X prosthetic heart valve. Interactive cardiovascular and Thoracic Surgery 4: 588-594.
10. Kim JS et al (2021) Long-Term Clinical Outcomes of the On-X Mechanical Prosthetic Valve in the Aortic or Mitral Position: A Single-Center Experience of up to 20 Years’ Follow up. Circulation Journal 85: 042–1049. doi:10.1253/circj.CJ-20-1193.
11. Unger P et al (2018) Multiple and mixed valvular heart diseases pathophysiology, imaging, and management. Circ Cardiovasc Imaging 11:007862, Doi: 10.1161/circimaging. 118.007862.
12. Saurabh KS et al (2020) Single centre experience of double valve replacement using mechanical valves. Perspectives in medical research 8(3). DOI: 10.47799/pimr.0803.16.