Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc (01/2021-09/2021)

  • Nguyễn Đức Quỳnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
  • Dương Thị Thanh Mai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
  • Bùi Minh Thi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
  • Khổng Thị Ngọc Huyền Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, yếu tố nguy cơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc các loại nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 280 bệnh nhân được điều trị trên 48 giờ tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/2021 đến 09/2021. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 31,1% với mật độ mắc 25,1/1000 ngày nằm viện, viêm phổi liên quan thở máy hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 32,2% với 42,3/1000 ngày thở máy (Cường độ sử dụng thiết bị (DU = 0,4) sau đó là nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan ống thông chiếm tỷ lệ 10% với 10,7/1000 ngày lưu sonde tiểu (DU = 0,6). Tác nhân hay gặp nhất gây nhiễm khuẩn bệnh viện là
A. baumannii (34,4%). Ba yếu tố nguy cơ mạnh nhất làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện trong phân tích đa biến gồm thở máy (OR = 4,45, 95%CI: 1,68-11,7, p<0,05), truyền máu (OR = 2,12, 95%CI:
1,0-4,5, p<0,05), số ngày nằm viện > 7 ngày (OR = 25, 95%CI: 5,49-85,5, p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực còn cao (31,1%) trong đó viêm phổi liên quan thở máy chiếm tỷ lệ cao nhất (32,2%), tác nhân hay gặp nhất A. baumannii. Thời gian nằm viện kéo dài cùng với các can thiệp thủ thuật làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ahmet Yardım et al (2021) The relationship between mortality and Hospital-Acquired infections in patients followed-up with neurological complaints in the third level Intensive Care Unit. New Trend Med Sci 2(1): 24-30.
2. Nguyen Thi Thu Hoai, Nguyen Ngoc Thuy Giang, Huynh Van An (2020) Hospital-acquired infections in ageing Vietnamese population: Current situation and solution. MedPharmRes 4(2): 1-10. doi:10.32895/ ump.mpr.4.2.1
3. Trần Văn Quang (2019) Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019. Đề tài cấp cơ sở.
4. CDC (2019) HAI Data and Statistics. CDC's National Healthcare Safety Network (NHSN).
5. Lê Sơn Việt (2020) Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ Y học.
6. Despotovic A, Milosevic B, Milosevic I et al (2020) Hospital-acquired infections in the adult intensive care unit-Epidemiology, antimicrobial resistance patterns, and risk factors for acquisition and mortality. American journal of infection control 48(10): 1211-1215.
7. Abulhasan YB, Abdullah AA, Shetty SA (2020). Health care-associated infections in a neurocritical care unit of a developing country. Neurocritical care. 32(3): 836-846. doi:10.1007/ s12028-019-00856-8
8. Migliara G, Di Paolo C, Barbato D et al (2019) Multimodal surveillance of healthcare associated infections in an intensive care unit of a large teaching hospital. Annali di igiene: Medicina preventiva e di comunita 31(5): 399-413. doi:10. 7416/ai.2019.2302
9. Kolpa M, Walaszek M, Gniadek A, Wolak Z, Dobro (2018) Microbiological profile and risk factors of healthcare-associated infections in intensive care Units: A 10 year observation in a provincial hospital in southern poland. International journal of environmental research and public health.
10. Labi AK, Obeng-Nkrumah N, Owusu E et al (2019) Multi-centre point-prevalence survey of hospital-acquired infections in Ghana. The Journal of hospital infection 101(1): 60-68. doi:10.1016/ j.jhin.2018.04.019.