Đánh giá rối loạn glucose máu sau sinh và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ

  • Vũ Thị Hiền Trinh Bệnh viện Nội tiết Trung ương
  • Nguyễn Thị Phi Nga Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Tỷ lệ đái tháo đường sau sinh, đái tháo đường thai kỳ

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường và mối liên quan giữa một số yếu tố với nguy cơ đái tháo đường sau sinh 6 tuần ở người bệnh đái tháo đường thai kì.          Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc đến 6 tuần sau sinh trên 93 thai phụ đái tháo đường thai kỳ. Chẩn đoán đái tháo đường sau sinh dựa trên kết quả của nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) 75 gam uống. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 sau sinh 6 tuần là 11,8%, tiền đái tháo đường 47,3%, glucose máu bình thường 40,9%.    Thừa cân/béo phì trước mang thai làm tăng 8,27 lần nguy cơ đái tháo đường sau sinh 6 tuần (95%CI: 1,9-34,1; p<0,05) so với mức BMI bình thường.         BMI trước thai BMI trước thai ở ngưỡng 22,2kg/m2 có giá trị dự báo đái tháo đường sau sinh với độ nhạy (90,9%), độ đặc hiệu (70,7%), AUC = 0,803 (p=0,002). BMI trước thai ≥ 22,2kg/m2 làm tăng nguy cơ đái tháo đường sau sinh 6,95 lần (p<0,01). BMI lúc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ≥ 25,2kg/m2 làm tăng 5,21 lần nguy cơ đái tháo đường sau sinh (p<0,05).       Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường típ 2 sau sinh 6 tuần 11,8%; tiền đái tháo đường 47,3%; glucose máu bình thường 40,9%. Thừa cân/béo phì trước mang thai làm tăng nguy cơ đái tháo đường típ 2 sau sinh. BMI trước mang thai ở ngưỡng 22,2kg/m2 có giá trị dự báo ĐTĐ típ 2 sau sinh 6 tuần với độ nhạy và đặc hiệu cao nhất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Jang HC et al (2003) Gestational diabetes mellitus in Korea: Prevalence and prediction of glucose intolerance at early postpartum. Diabetes Res Clin Pract 61(2): 117-124.
2. Hartemink N, Nagelkerke NJ et al (2006) Combining risk estimates from observational studies with different exposure cutpoints: A metaanilysis on body mass index and diabetes type 2. Am J Epidemiol 163: 1042-1052.
3. WHO (2006) Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia. Report of a WHO/IDF consultation 2006: 1-50.
4. Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2018) Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân đái tháo đường thai kì được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường 32, tr. 135-142.
5. Huikun Liu, Shuang Zhang et al (2014) Prepregnancy body mass index and weight change on postpartum diabetes risk among gestational diabetes women. Obesity 22(6): 1560-1567.
6. al., K.e. (2018) Risk factors associated with the development of postpartum diabetes in Japanese women with gestational diabetes. BMC Pregnancy and Childbirth 18(19).
7. Yuxin Fan, Huikun Liu et al (2019) Effects of obesity and a history of gestational diabetes on the risk of postpartum diabetes and hyperglycemia in Chinese women. Diabetes Res Clin Pract 156.
8. Maki Kawasaki, Naoko Sakamoto et al (2020) Risk factors during the early postpartum peroid for type 2 diabetes mellitus in women with gestational diabetes. Endocrine Journal 67(4): 427-437.
9. Bao W, Tobias DK et al (2015) Long-term risk of type 2 diabetes mellitus in relative to BMI àn weight change among women with a history of getational diabetes mellitus: A prospective cohort study. Diabetologia 58: 1212-1219.
10. Patricia Moretti Rehder et al (2021) Gestational diabetes mellitus and obesity are related to persistent hyperglicemia in the postpartum period. Rev Bras Ginecol Obstet 43(2): 107-112.
11. SE., K. (2001) Clinical review 135: The importance of beta-cell failure in the development and progession of type 2 diabetes. J clin Endocrinol metab 86(9): 4047-4058.
12. Abdullah S Al-Goblan, Mohammad Z Khan (2014) Mechanism linking diabetes melltus and obesity. Dovepress 2014. 7: 587-591.