Khảo sát tình hình điều trị ung thư lưỡi tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Lâm Đức Hoàng Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Minh Linh Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Lan Phương Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Bích Hiền Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Ung thư hốc miệng, xạ trị ngoài, xạ trị trong mô

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, xác định tỷ lệ đáp ứng sau điều trị ung thư lưỡi, đánh giá tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm sau điều trị. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân ung thư lưỡi tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2020. Số liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Tuổi trung vị: 56 tuổi; tỉ số nam/nữ = 2,3/1. Đa số có triệu chứng vết loét ở lưỡi có hoặc không kèm đau (87%); loét nằm ở vị trí bờ lưỡi 83%. Khoảng 65% trường hợp phát hiện ở giai đoạn tiến xa. Chỉ định điều trị: Phẫu thuật đơn thuần (23%), xạ trị triệt để đơn thuần (21%), phẫu thuật + xạ trị bổ trợ (25%). Tỷ lệ đáp ứng sau điều trị 52,6%; tiến triển 39% và tái phát 3,7%. Trung vị thời gian theo dõi 20 tháng. Kiểm soát tại chỗ - tại 2 năm sau điều trị là 40%; trong đó phẫu thuật có tỷ lệ kiểm soát cao nhất (72%). Khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm giữa giai đoạn I-II và giai đoạn III-IV, p<0,05. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân ung thư lưỡi được chẩn đoán giai đoạn muộn. Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ - tại vùng 2 năm sau điều trị ung thư lưỡi thấp, trong đó phẫu thuật có tỷ lệ kiểm soát cao nhất (72%). Cần điều trị kết hợp đa mô thức và đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và triệt để hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh và cộng sự (2012) Thống kê ung thư Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất độ và xu hướng ung thư từ 2006 đến 2010. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Số 4-2012, tr. 19-32.
2. Guinot JL, Santos M, Tortajada MI et al (2010) Efficacy of high-doserate interstitial brachytherapy in patients with oral tongue carcinoma. Brachytherapy 9: 227-234.
3. Mazeron JJ, Noël G and Simon JM (2002) Head and neck brachytherpy. Seminars in Radiation Oncology 12(1): 95-108.
4. Piccirillo JF, Costas I et al (2007) Cancer of the head and neck” In: Ries LAG YJ, Keel GE, Eisner MP, eds. Patient and Tumor Characteristics, Bethesda MD, National Cancer Institutes, SEER, NIH.
5. Umeda M, Komatsubara H, Ojima Y et al (2005) A comparison of brachytherapy and surgery for the treatment of stage I-II squamous cell carcinoma of the tongue. Int J Oral Maxillofac Surg 34: 739-744.