Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng bằng isotretinoin và vitamin D đường uống

  • Phạm Thị Bích Na Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Phạm Thị Lan Đại học Y Hà Nội
  • Đặng Văn Em Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá thông thường, isotretinoin, vitamin D

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường (TCTT) bằng isotretinoin và vitamin D (Vit D) đường uống. Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh hiệu quả điều trị trên 70 bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng. Bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào hai nhóm, mỗi nhóm 35 bệnh nhân, nhóm nghiên cứu (NNC) dùng isotretinoin 20mg/ngày và Vit D 1000UI/ngày, nhóm đối chứng (NĐC) chỉ dùng isotretinoin 20mg/ngày, thời gian điều trị 3 tháng. Kết quả: Cả NNC và NĐC đều cho kết qủa khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ nặng bệnh TCTT và điểm số GAGS ở thời điểm 1 - 2 - 3 tháng sau điều trị so với trước điều trị. Sau 3 tháng, cả NNC và NĐC đều cho kết quả cải thiện bệnh mức độ rất tốt, tốt và khá ở hơn 90% bệnh nhân. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số GAGS, độ nặng bệnh, mức độ cải thiện bệnh cũng như các tác dụng phụ trên lâm sàng sau 1 - 2 - 3 tháng điều trị giữa 2 nhóm. Kết luận: Trong điều trị TCTT mức độ trung bình và nặng, uống isotretinoin phối hợp Vit D cho hiệu quả điều trị và tác dụng phụ không khác biệt so với dùng isotretinoin đơn trị liệu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Lan, Nguyễn Văn Thường (2018) Điều trị trứng cá thông thường mức độ trung bình bằng uống isotretinoin phối hợp desloratadine. Da liễu học (27), tr. 87-94.
2. Đặng Văn Em (2007) Kết quả điều trị bệnh trứng cá mức độ vừa và nặng bằng acnotin. Tài liệu hội nghị chuyên đề khoa học Hà Nội, tr. 11-15.
3. Nguyễn Thị Trà My, Văn Thế Trung (2016) Nghiên cứu về tác dụng phụ của isotretinoin uống ở bệnh nhân mụn trứng cá tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh (21), tr. 16-23.
4. Agak GW, Qin M, Nobe J, Kim M (2014) Propionibacterium acnes induces an IL-17 response in acne vulgaris that is regulated by vitamin A and vitamin D. Journal of Investigative Dermatology 134(2): 366-373.
5. El-Hamd MA, Moustafa AE, Ibrahim HM, Aly SS (2019) Vitamin D levels in acne vulgaris patients treated with oral isotretinoin. J Cosmet Dermatol, 18(1): 16-20.
6. Katsambas AD (2004) Guidelines for treating ance. Clin Dermatol 22(5): 439-44. doi: 10.1016/j.clindermatol.2004.03.002.
7. Lee WJ, Choi YH, Sohn MY, Lee SJ (2013) Expression of inflammatory biomarkers from cultured sebocytes was influenced by treatment with Vitamin D. Indian J Dermatol 58(4): 327.
8. Lim SK, Ha JM, Lee YH, Lee Y (2016) Comparison of Vitamin D Levels in Patients with and without Acne: a case-control study combined with a randomized controlled trial. PLoS One 11(8): 161-162.
9. Navarro-Triviño FJ, Arias-Santiago S, Gilaberte-Calzada Y (2019) Vitamin D and the skin: A review for dermatologists. Actas Dermosifiliogr 110(4): 262-272.
10. Wafaa MA, Essam AM, Hassan MH (2018) Lesional and circulating levels of interleukin-17 and 25-hydroxycholecalciferol in active acne vulgaris: Correlation to disease severity. Journal of Cosmetic dermatology 18(2): 1-6.