Biến đổi sức căng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát biến đổi sức căng cơ tim bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô 2D ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. Đối tượng và phương pháp: 118 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh sau can thiệp động mạch vành qua da thì đầu được điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 3 năm 2019. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc. Siêu âm đánh dấu mô 2D được thực hiện tại các thời điểm: Sau can thiệp 1 ngày, 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Phân tích hình ảnh bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, Hoa Kỳ). Kết quả: Tuổi trung bình: 64,73 ± 11,88; Nam giới: 81,4%; Killip I chiếm 75,4%; Chỉ số VĐV trung bình: 1,45 ± 0,23; EF trung bình: 45,29 ± 6,96%. GLS sau can thiệp 1 ngày giảm nặng hơn so với nhóm chứng (-11,91 ± 3,29% so với -20,41 ± 0,71%; p<0,001). GLS cải thiện dần theo thời gian. GLS sau can thiệp 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là -12,23 ± 2,79%; -13,36 ± 2,87%; -14,10 ± 2,55%; -14,50 ± 2,40%. GLS của các động mạch thủ phạm LAD, LCX và RCA là không như nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với p<0,001. GLS ở nhóm TMP < III giảm nặng hơn nhóm TMP III tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với p<0,05. GLS của các nhóm có phân loại EF khác nhau là không như nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp với p<0,001. Kết luận: GLS ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên sau can thiệp ĐMV qua da giảm nặng hơn so với người bình thường và xu hướng cải thiện dần theo thời gian. GLS ở các nhóm động mạch thủ phạm khác nhau, các nhóm EF khác nhau, giữa nhóm TMP III và TMP < III là khác nhau tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Cha MJ, Kim HS, Kim SH et al (2017) Prognostic power of global 2D strain according to left ventricular ejection fraction in patients with ST elevation myocardial infarction. PLoS ONE 12(3): 0174160. https://doi.org/ 10.1371/journal. pone.0174160.
3. Hsiao JF, Chung CM, Chu CM et al (2016) Two-dimensional speckle tracking echocardiography predict left ventricular remodeling after acute myocardial infarction in patients with preserved ejection fraction. PLoS One 11(12): 0168109.
4. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS et al (2012) Third Universal Definition of Myocardial Infarction. Circulation126(16): 2020-2035.
5. Patel MR, Calhoon JH, Dehmer GJ et al (2017) ACC/AATS/AHA/ASE/ASNC/SCAI/SCCT/STS 2016 Appropriate Use Criteria for Coronary Revascularization in Patients With Acute Coronary Syndromes. Journal of the American College of Cardiology 69(5): 570-591.
6. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V et al (2015) Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: An update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 28(1): 1-39.
7. Joseph G, Zaremba T, Johansen MB et al (2019) Echocardiographic global longitudinal strain is associated with infarct size assessed by cardiac magnetic resonance in acute myocardial infarction. Echo Research and Practice 6(4): 81-89.
8. Joyce E, Hoogslag GE, Leong DP et al (2014) Association between left ventricular global longitudinal strain and adverse left ventricular dilatation after ST-segment-elevation myocardial infarction. Circ Cardiovasc Imaging 7(1): 74-81.
9. Heusch G, Gersh BJ (2017) The pathophysiology of acute myocardial infarction and strategies of protection beyond reperfusion: A continual challenge. Eur Heart J 38(11): 774-784.
10. Lustosa RP, Fortuni F, van der Bijl P et al (2021) Changes in global left ventricular myocardial work indices and stunning detection 3 months After ST-segment elevation myocardial infarction. Am J Cardiol 157: 15-21.
11. Manjunath SC, Doddaiah B, Ananthakrishna R et al. (2020) Observational study of left ventricular global longitudinal strain in ST-segment elevation myocardial infarction patients with extended pharmaco-invasive strategy: A six months follow-up study. Echocardiography 37(2): 283-292.