Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị bệnh hẹp tắc động mạch chậu mạn tính

  • Lê Thế Anh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh động mạch chi dưới, động mạch chậu, can thiệp nội mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sớm và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc động mạch chậu mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu có chỉ định can thiệp tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2016 đến 12/2019 và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tiến hành can thiệp cho 75 bệnh nhân hẹp tắc động mạch chậu mạn tính (96 tổn thương) tỷ lệ thành công kỹ thuật 96%, thành công về lâm sàng 83,3%, thành công về huyết động 76,0%, cải thiện theo phân loại Fontaine ngày sau can thiệp (p=0,002) và sau 1 tháng (p< 0,001). ABI trung bình trước can thiệp là 0,43 ± 0,33, ngày sau can thiệp 0,62 ± 0,25, sau can thiệp 1 tháng 0,82 ± 0,18. Các biến chứng hay gặp bao gồm: Tụ máu vị trí chọc mạch (6,7%), suy thận (4,0%), bóc tách thành động mạch (1,3%), huyết khối cấp (2,7%). Kết luận: Phương pháp can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các bệnh lý hẹp tắc động mạch chậu mạn tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Quyết Tiến Phan Quốc Hùng, Phạm Minh Ánh (2014) Kết quả điều trị sớm và trung hạn tắc hẹp động mạch chủ chậu mạn tính bằng can thiệp nội mạch. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 68, tr. 208.
2. Trần Đức Hùng (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính. Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. Vũ Điện Biên (2006) Giáo trình nội tim mạch. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược học lâm sàng 108, tập 2, tr. 16-41.
4. Leville CD (2006) Endovascular management of iliac artery occlusions: Extending treatment to TransAtlantic Inter-Society Consensus class C and D patients. J Vasc Surg 4(3): 2-9.
5. Hausegger KA, Lammer J, Hagen B, Flückiger F, Lafer M, Klein GE, Pilger E (1992) Iliac artery stenting - clinical experience with the Palmaz Stent, Wallstent, and Strecker Stent. Acta Radiologica 33(4): 292-296.
6. Rundback JH, Peeters P, George JC, Jaff MR, Faries PL (2017) Results from the VISIBILITY Iliac study: Primary and cohort outcomes at 9 months. Journal of Endovascular Therapy 24(3): 432-348.
7. Bosch JL, Hunink MG (1997) Meta-analysis of the results of percutaneous transluminal angioplasty and stent placement for aortoiliac occlussive disease. Radiology 204: 87-96. doi: 10.1148/radiology.204.1.9205227.
8. Ichihashi S, Higashiura W, Itoh H, Sakaguchi S, Nishimine K, Kichikawa K (2011) Long-term outcomes for systematic primary stent placement in complex iliac artery occlusive disease classified according to Trans-Atlantic Inter-Society Consensus (TASC)-II. J Vasc Surg 53: 992-999.
9. Lee SR, Zhuo H, Zhang Y, Dahl N, Dardik A, Ochoa Chaar CI (2019) Risk factors and safe contrast volume thresholds for postcontrast acute kidney injury after peripheral vascular interventions. J Vasc Surg 72(2): 603-610.e1. doi: 10.1016/j.jvs.2019.09.059.
10. Abogazia TE et al (2020) Role of endovascular intervention in iliac artery disease TASC C and D classification. Med. J. Cairo Univ 88(2): 541-548.
11. Ozkan U, Oguzkurt L, Tercan F (2010) Technique, complication, and long-term outcome for endovascular treatment of iliac artery occlusion. Cardiovasc Intervent Radiol 33: 18-24. doi: 10.1007/s00270-009-9691-7.
12. Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL et al (2017) 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery. Eur Heart J 39(9): 763-816. doi: 10.1093/eurheartj/ehx095.