Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thị Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Thơ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thị Băng Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Tươi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, SGA, phẫu thuật ung thư dạ dày

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 người bệnh phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021. Xác định tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan-Subjective Global Assessment (SGA). Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,89. Điểm SGA trung bình trước phẫu thuật là 10,11, giảm còn 7,3 ở thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày và tăng thành 8,09 sau phẫu thuật 1 tháng. Trước phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có dinh dưỡng tốt là 86,7%; suy dinh dưỡng nhẹ, trung bình là 13,3%. Sau phẫu thuật 7 ngày phần lớn người bệnh suy dinh dưỡng nhẹ, trung bình là 81,7%. Tại thời điểm sau mổ 1 tháng tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ, trung bình giảm còn 55,0%. Kết luận: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày là phương pháp dễ thực hiện, có vai trò quan trọng từ đó lên kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời giúp bệnh nhân hồi phục sớm góp phần giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Bích Hạnh (2017) Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017. Khoa Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Điệp (2018) Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội.
3. Dương Thị Phượng và cộng sự (2017) Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016. Tạp chí nghiên cứu Y học. 196, tr. 163-169.
4. Đoàn Duy Tân và Võ Duy Long (2021) Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật ở Bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam, 500(1).
5. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long (2013) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày. Tạp chí Y học thực hành. 884, tr. 3-7.
6. Isabelle Bourdel-Marchasson et al (2014) Nutritional advice in older patients at risk of malnutrition during treatment for chemotherapy: A two-year randomized controlled trial. PloS one 9(9): 108687.
7. Bray F et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A cancer journal for clinicians 68(6): 394-424.
8. Garth AK et al (2010) Nutritional status, nutrition practices and post‐operative complications in patients with gastrointestinal cancer. Journal of human nutrition and dietetics 23(4): 393-401.
9. Cheong-Ah Oh et al (2010) Changes of the preoperative and postoperative nutritional statuses in patients with gastric cancer and assessment of the nutritional factors that are correlated with short-term postoperative complications. Journal of Gastric Cancer 10(1): 5-12.
10. Rasmussen HH et al (2004) Prevalence of patients at nutritional risk in Danish hospitals. Clinical Nutrition 23(5): 1009-1015.