Đánh giá kết quả nội soi rửa vòm mũi họng điều trị viêm loét niêm mạc do hoá xạ trị ở người bệnh ung thư vòm mũi họng

  • Lê Văn Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Xuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Thị Hường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Rửa vòm mũi họng dưới nội soi, chăm sóc người bệnh điều trị hóa xạ trị, ung thư vòm họng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả dấu hiệu tổn thương niêm mạc vòm ở người bệnh (NB) ung thư vòm mũi họng điều trị hoá xạ trị. Đánh giá kết quả nội soi rửa vòm mũi họng điều trị viêm loét niêm mạc vòm do hoá xạ trị ở người bệnh ung thư vòm mũi họng. Đối tượng và phương pháp: 32 người bệnh được rửa vòm mũi họng dưới nội soi. Kết quả: Trước rửa, triệu chứng khạc đờm chiếm 100%; đau họng 87,5%; nuốt khó 65,5%; hơi thở hôi 100%. Sau rửa vòm mũi họng thì các dấu hiệu lâm sàng giảm rõ: Khạc đờm 12,5%; đau họng 15,6%; nuốt khó 6,25%; hơi thở hôi 6,25%. Biến chứng: Chảy máu: 3,1%. Kết quả chung: Tốt 78,13%; trung bình 15,62% và kém 6,25%. Kết luận: Rửa vòm mũi dưới nội soi là phương pháp phối hợp mang lại hiệu quả cao cho người bệnh ung thư vòm họng điều trị hoá xạ trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Xuyên, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Lý (2016) Đánh giá kết quả rửa mũi xoang bằng máy nhịp xung dưới nội soi. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 11 số ĐB tháng 3/2016, tr. 484.
2. Trần Hùng, Ngô Thanh Tùng (2010) Đánh giá kết quả Hoá - Xạ trị cho người bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB-IVB tại Bệnh viện K năm 2007. Tạp chí Ung thư Việt Nam, số 1, tr. 176-183.
3. Ngô Ngọc Liễn (2006) Ung thư vòm mũi họng - Bệnh học Tai mũi họng. Nhà xuất bản Y học.
4. Đỗ Xuân Hợp (1995) Giải phẫu đầu mặt cổ. NXB Y học, Hà Nội, tr. 390-397.
5. Nguyễn Vĩnh Phước (2013) Giới thiệu phương pháp rửa mũi xoang qua nội soi với máy phun hút tại Bệnh viện Thống Nhất. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc lần thứ XVI, tr. 277.
6. Mahdavifar N, Ghoncheh M, Mohammadian-Hafshejani A, Khosravi B, Salehiniya H (2016) Epidemiology and Inequality in the incidence and mortality of nasopharynx cancer in Asia. Osong Public Health Res Perspect 7(6): 360-372. doi: 10.1016/j.phrp.2016.11.002.
7. Jiabin Z, Shuai Z, Xin W, Yihui F, and Jing Z (2019) Etiology and management of nasopharyngeal hemorrhage after radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma. Cancer Manag Res 11: 2171-2178. doi: 10.2147/CMAR.S183537.
8. Luo HH, Fu ZC, Cheng HH (2014) Clinical observation and quality of life in terms of nasal sinusitis after radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma: Long-term results from different nasal irrigation techniques. Br J Radiol 87(1039):20140043.